»

Thứ ba, 26/11/2024, 01:51:10 AM (GMT+7)

Vườn quốc gia tạo điều kiện cho dân vùng đệm làm kinh tế rừng

(09:10:52 AM 20/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Để tránh nguy cơ phá rừng và tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nông dân ở giáp rừng, Ban quản lý Vườn quốc gia (BQL VQG) Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh) đã hỗ trợ nông dân ở vùng đệm VQG chăn nuôi, trồng trọt để ổn định cuộc sống. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả, cả về bảo vệ rừng lẫn cải thiện đời sống người dân địa phương.

Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh)

Hiện BQL VQG Lò Gò – Xa Mát đã hỗ trợ người dân chăn nuôi gà và trồng rau ở vùng đệm thuộc hai xã Tân Bình và Hòa Hiệp (huyện Tân Biên). Đây là hai xã còn nhiều hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhất là ở khu vực giáp VQG Lò Gò – Xa Mát. Trong mô hình hỗ trợ nuôi gà thả vườn có tất cả 240 hộ dân vùng đệm được thụ hưởng, chia thành 10 nhóm. Các hộ được đầu tư về con giống, vật tư thiết bị làm chuồng, thức ăn… Các nhóm hộ tập trung nuôi tại nhà các nhóm trưởng, sau đó phát triển mở rộng ra các hộ. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng (thuộc BQL VQG Lò Gò – Xa Mát) cho biết: Các hộ nghèo trước đây hầu hết sống phụ thuộc vào rừng. Việc đầu tư vốn và kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống. Từ đó, BQL rừng và người dân đã tạo được sự đồng thuận trong bảo vệ rừng, không còn tùy tiện vào khai thác tài nguyên rừng.

Ông Phạm Văn Nhàn (ấp Tân Nam , xã Tân Bình), năm nay đã 80 tuổi nên không thể đi làm thuê, làm mướn. Gia đình ông thuộc hộ cận nghèo, nhưng nhờ được cấp 100 con gà giống mà gia đình có thêm một khoản thu nhập đáng kể, giúp cải thiện cuộc sống. Trong khi đó, g ia đình anh Đỗ Văn Liêm ( ấp Tân Nam, xã Tân Bình ) không có đất sản xuất, thu nhập chủ yếu từ việc đi làm thuê, làm mướn hàng ngày . Từ khi được thụ hưởng dự án hỗ trợ nuôi gà, anh đã có thêm một nguồn thu nhập mới. Nhưng quan trọng hơn, gia đình anh đã học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật để chăn nuôi hiệu quả. “Trước đây tôi cũng có nuôi gà, nhưng thường bị chết rất nhiều do không biết cách chăn nuôi, dẫn đến lỗ vốn. Nhưng nhờ các đợt tập huấn của BQL VQG nên bây giờ việc chăn nuôi đã tốt hơn, gà nhanh lớn hơn”, anh Đỗ Văn Liêm cho biết. Trong đợt nuôi gà Tết Nguyên đán vừa qua, anh thu được hơn 80 con gà thịt từ 100 con gà giống được hỗ trợ ban đầu. Chỉ trong 3 tháng, gia đình anh có thêm khoảng 4 triệu đồng từ tiền bán gà. Dự định thời gian tới, anh sẽ mở rộng thêm để nâng cao thu nhập.

Cùng với hỗ trợ nuôi gà thả vườn, VQG LGXM cũng hỗ trợ 27 hộ trồng rau, bắp tại vùng đệm . Trong đó, các hộ này phần lớn là những gia đình có phụ nữ người dân tộc thiểu số. Chị Lê Thị Thu Hương , m ột hộ dân được thụ hưởng dự án trồng rau cho biết: “Trước đây, chúng tôi cứ phải vào rừng hái rau hay đi chợ mua rau để ăn . Nhưng rau chợ không đảm bảo an toàn, lại tốn kém, trong khi rau rừng ngày một hiếm. Nhờ được hỗ trợ hạt giống hướng dẫn kỹ thuật nên bây giờ chúng tôi có rau ăn quanh năm, không phải vào rừng hái rau nữa”.

Mô hình hỗ trợ các hộ dân sống trong vùng đệm chăn nuôi gà thả vườn, trồng rau và trồng bắp là 1 trong 4 gói của dự án “Nâng cao năng lực giám sát đa dạng sinh học và xây dựng c ơ chế c hia sẻ l ợi ích cho Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát” do BQL VQG Lò Gò – Xa Mát phối hợp với ngành khuyến nông thực hiện, được Ngân hàng thế giới tài trợ. Mục tiêu của mô hình này là giúp các hộ dân có nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày mà không phải vào rừng để săn bắt thú rừng hay hái rau rừng.

Theo ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc BQL VQG Lò Gò – Xa Mát, qua nghiệm thu bước đầu, các mô hình điểm chăn nuôi gà thả vườn, trồng rau, trồng bắp ở 2 xã Tân Bình và Hòa Hiệp đã mang lại hiệu quả, giúp người dân vùng đệm cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày, đặc biệt góp phần bảo vệ rừng. Tuy số tiền hỗ trợ không nhiều, nhưng quan trọng là người dân đã có vốn và nắm được kỹ thuật để dần mở rộng chăn nuôi, sản xuất. Trong thời gian tới, sẽ thực hiện nhiều dự án về hỗ trợ nhân dân vùng đệm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống như nuôi bò lấy thịt, trồng mì (sắn)...

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình cho biết: Từ khi dự án được triển khai, người dân đã ý thức nhiều hơn tới chăn nuôi, trồng trọt. Hầu như không thấy họ vào rừng lấy lâm sản. Các mô hình chăn nuôi, trồng trọt trong dự án đang phát triển khá tốt, đạt hiệu quả trên 80%.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vườn quốc gia tạo điều kiện cho dân vùng đệm làm kinh tế rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI