Lược ghi ý kiến phát biểu của các đại biểu tại Tọa đàm:
Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhiều chiến dịch tuyên truyền, giảm cầu tiêu thụ
động vật hoang dã (ĐVHD) đã được thự hiện, cùng
với đó là những khảo sát về nhu cầu sử dụng sản phẩm
động vật hoang dã, tập trung vào những loài nguy cấp, quý, hiếm như voi, hổ, tê giác, tê tê; huy động, thu hút sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế trong việc tuyên truyền bảo vệ động thực vật hoang dã. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định pháp luật còn gặp khó khăn, thách thức do có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, Ngành gây lãng phí nguồn lực. Các ăn bản pháp luật khá đầy đủ nhưng còn chưa đồng bộ, một số hành vi xã hội mới phát sinh, chưa được điều chỉnh. Hợp tác liên ngành,đặc biệt trong chia sẻ thông tin, thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức, giảm cầu còn thiếu cơ chế điều phối. Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ
động vật hoang dã, nâng cao nhận thức còn hạn chế, nguồn lực quốc tế đầu tư dàn trải, thiếu cơ chế điều phối. Đưa giáo dục
bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm vào giảng dạy ở các cấp bậc phổ thông là một trong những giải pháp trong thời gian tới của chúng tôi.
Ông Ngô Tự Nam - Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội khóa XII
Công tác tuyên truyền việc quản lý, bảo vệ ĐVHD quý hiếm còn chưa đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, còn vướng mắc ở vấn đề truyền tải nội dung chuyên sâu và kinh phí thực hiện. Đặc biệt tầm quan trọng của nội dung tuyên truyền. Nội dung cần được thiết kế phù hợp
với từng đối tượng mục tiêu.
Tôi đề xuất 3 giải pháp trong thời gian tới. Một là, phổ biến Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW đến từng cán bộ, đảng viên, người lao động để thực hiện và tham gia vào công tác tuyên truyền chung; Hai là, Nhà nước có kế hoạch phân bổ ngân sách ở mức thỏa đáng dành cho công tác tuyên truyền; Ba là, cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó phòng, Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công An
Hiện nay chưa có văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng, cấy nhân tạo, trao đổi các loài động, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của các sản phẩm của các loài này phục vụ mục đích thương mại. Còn khó khăn trong việc phân biệt giữa
động vật rừng, các sản phẩm, bộ phận của
động vật rừng có nguồn gốc do săn bắt trái phép và sản phẩm,
động vật nguồn gốc hợp pháp. Vẫn còn có một bộ phận dân chúng tin vào giá trị chữa bệnh, vẻ đẹp và sức mạnh tâm linh của các vật phẩm làm từ ĐVHD, công luận xã hội còn chưa có thái độ phê phán gay gắt, mạnh mẽ đối
với hành vi săn bắt, buôn bán hay sử dụng ĐVHD nên tình hình vi phạm về ĐVHD vẫn tiếp tục tồn tại và gia tăng.
Căn cứ theo đặc điểm văn hóa vùng miền các đơn vị Công an có hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả. Thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do sinh sống tại các khu vực giáp ranh rừng có tập quán săn bắt ĐVHD...
nhằm nâng cao ý thức của nhân dân trong việc tố giác tội phạm săn bắt, buôn bán ĐVHD; sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD. Phối hợp và đề nghị các đơn vị truyền thông xây dựng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ ĐVHD dưới nhiều hình thức khác nhau: cuộc thi tìm hiểu, gameshow, tiểu phẩm, clip… để thu hút được nhiều tầng lớp xã hội quan tâm vấn đề bảo vệ ĐVHD đồng thời có thái độ tẩy chay mạnh mẽ đối
với việc sử dụng ĐVHD làm thực phẩm, thuốc và đồ mỹ nghệ, trang sức.
PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Sử dụng sản phẩm dược liệu từ
động vật hoang dã không rõ nguồn gốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người vì các sản phẩm này có thể chứa các hợp chất độc hại hoặc các vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, khi thu thập hoang dã một số loài
động vật cũng có thể được tiêm chủng vắc xin hoặc uống thuốc kháng sinh trước đó, điều này có thể làm cho sản phẩm cuối cùng có chứa các hóa chất và kháng sinh không an toàn cho con người. Do đó, việc sử dụng sản phẩm dược liệu từ
động vật hoang dã không rõ nguồn gốc là một nguy cơ lớn cho sức khỏe con người.
Ông Tráng A Dương, Ủy viên chuyên trách Hội đồng dân tộc
Hầu hết các dân tộc thiểu số của nước ta có đời sống gắn bó
với rừng núi, trung du và vùng cao. Đây cũng là các vùng phân bổ rừng tự nhiên và các dân tộc có tập quán săn thú rừng lâu đời do đặc điểm cư trú mang lại. Việc đi săn ngày nay không còn là nhu cầu thực phẩm nữa mà là đạt được sự kính trọng của cộng đồng. Điều này hình thành nên một nghề đặc biệt đó là nghề thợ săn cùng
với vô vàn những kinh nghiệm, kỹ năng săn bắn, tuyệt chiêu bẫy, bắn, đấu trí
với con thú và đương nhiên con người luôn giành phần thắng lợi, đàn thú rừng cứ vơi đi như một điều tất yếu. Nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng cao, một số người sẵn sàng chi nhiều tiền để được thưởng thức
động vật hoang dã. Điều này đẩy thú rừng đến nguy cơ tận diệt. Chính vì thế, cần chú trọng tới việc tuyên truyền cho bà con dân tộc về
bảo tồn các loài ĐVHD bằng tiếng dân tộc thì sẽ hiệu quả hơn. Thúc đẩy sự quan tâm của Quốc hội, đặc biệt là các
đại biểu Quốc hội đối
với các hoạt động
nhằm bảo tồn ĐVHD để chung tay cùng có tiếng nói đảm bảo hiệu quả thực thi
bảo tồn ĐVHD, trách nguy cơ một số loài ĐVHD bị tuyệt chủng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của
Quốc hội đối
với vấn đề
bảo tồn động thực vật hoang dã tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Thịnh - Đại biểu Quốc hội chuyên trách, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
Việc nuôi
động vật hoang dã làm cảnh mà không được kiểm soát chặt chẽ cũng tiềm ẩn nguy cơ
với sức khoẻ, đa dạng sinh học và có khả năng lan truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người và
động vật khác. Cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, thay đổi nhận thực, thói quen trong xã hội. Kiến nghị Quốc hội, Đại biểu
Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này; xem xét điều chỉnh, bổ sung các luật, pháp lệnh có liên quan, đảm bảo thống nhất, đồng bộ. Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích chính sách; phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên Thường trực, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội
Đề nghị Chính phủ tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, Luật xử lý vi phạm hành chính... để có quy định thống nhất về Danh mục loài ĐTVHD nguy cấp; phân định rõ chế độ quản lý, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan
với các nhóm loài trong Danh mục này để tránh chồng chéo, phân tán về nguồn lực; chỉ đạo các Bộ có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về động thực vật hoang dã nguy cấp. Thông qua hoạt động chất vấn/hoạt động giải trình, đề xuất, kiến nghị các chính sách để kịp thời sửa đổi, bổ sung (như: đề xuất chính sách đãi ngộ đối
với người thực thi nhiệm vụ bảo vệ, phòng, chống buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp). Thông qua kiến nghị của cử tri trong quá trình thực thi pháp luật về
bảo tồn động thực vật hoang dã, gửi kiến nghị đến các cơ quan hoặc tổ chức các đoàn công tác để lắng nghe trực tiếp đối
với vấn đề được nêu,
nhằm xử lý đến cùng, dứt điểm vụ việc.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga – Đại biểu Quốc Hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Hải Dương
Hiện nay chúng ta mới chỉ tập trung tuyên truyền theo các cái chiến dịch cụ thể, còn nội dung lồng ghép trong công tác tuyên truyền chưa được đẩy mạnh và chưa được làm thường xuyên. Cho nên vẫn còn lỗ hổng về truyền thông. Tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa văn hóa của việc tuyên truyền. Việc chúng ta tàn sát, khai thác quá mức, tàn sát động, thực vật hoang dã thể hiện cái cách ứng xử rất độc ác
với thiên nhiên. Và khi chúng ta chưa chấn chỉnh, chưa giải quyết cách ứng xử độc ác
với thiên nhiên, thì tôi nghĩ rằng nó liên quan đến đạo đức xã hội và liên quan đến lối sống cũng như mối quan hệ, cách người
với người trong xã hội. Hai cái đấy có quan hệ rất mật thiết. Trong công tác tuyên truyền chúng ta cần chú ý đến mặt ứng xử văn hóa giữa con người
với thiên nhiên. Tôi kiến nghị trong công tác tuyên truyền thì chúng ta sẽ tuyên truyền 1 cách thường xuyên hơn ở những cái hình thức đa dạng, linh hoạt và phong phú hơn. Chúng ta chưa quản lý được quảng cáo trên mạng xã hội. Có những quảng cáo không đúng sự thật
với mục đích để bán hàng nhưng việc này lại tác động không nhỏ tới tâm lý của con người và nó dẫn tới cái hành vi ứng xử của chúng ta. Điều này cần phải được rà soát, được quan tâm, được chấn chỉnh.
Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa Giáo dục Quốc Hội
Về công tác tuyên truyền, theo tôi quan trọng nhất vẫn là phương pháp. Chúng ta cần có phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn lực còn chưa đủ, cần sử dụng hiệu quả những đồng tiền ít ỏi trong ngân sách. Ngoài tuyên truyền trong sách giáo khoa, chúng ta cần có công cụ trực quan khác cho phù hợp
với từng lứa tuổi. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là cần phản biện, giải thích, tuyên truyền cho nhân dân hiểu việc buôn bán, sử dụng ĐVHD nguy cấp là bất hợp pháp.