»

Thứ tư, 22/01/2025, 23:12:09 PM (GMT+7)

Tràn bùn thải titan ở Bình Thuận: “Trách nhiệm chung của tập thể”

(11:35:28 AM 20/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong ngày 19/11, Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận cho hàng chục công nhân khắc phục hậu quả sự cố vỡ hồ chứa bùn thải titan xảy ra tại mỏ Suối Nhum (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).


Bùn thải titan ngập ngụa trước trụ sở Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (ảnh chụp chiều 19-11) - Ảnh: N.Nam

 

Vì phạm vi lan rộng của bùn đỏ trên 1km2 nhưng công nhân ít nên trong ngày 19-11, công việc khắc phục hậu quả chủ yếu chỉ diễn ra bên trong công ty. Bùn đỏ vẫn ngập ngụa trong các vườn điều, rừng thông, khu du lịch xây dựng dở dang và ao nuôi cá của dân.

 

Trên đường bờ biển dài khoảng 2km bị ảnh hưởng của lũ titan, nước đỏ đã cạn dần và lưu lại lớp bùn đỏ đặc. Có nơi bùn đóng gần 0,5m và bị phủ lên một lớp cát biển màu trắng.

 

Ông Huỳnh Giác, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Bình Thuận, cho biết hiện tại vẫn chưa thống kê được lượng bùn đỏ đổ ra ngoài là bao nhiêu, một số đã bị cuốn ra biển.

 

“Đây là bùn thải phát sinh sau quá trình tách quặng. Khi vỡ moong lượng bùn này cộng với đất đỏ tự nhiên tại khu vực trên tràn ra ngoài. Bùn thải này chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, không gây nhiều nguy hại. Hồ chứa này nằm cao hơn mặt đường 15-20m” - ông Giác khẳng định. Trả lời câu hỏi về trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra sự cố, ông Huỳnh Giác nói: “Trách nhiệm là của công ty khi họ không quản lý tốt hồ chứa, không có người thường trực để kiểm tra. Khi hồ bị vỡ thì công ty này cũng thiệt hại rất nhiều”.

 

Còn về trách nhiệm quản lý, giám sát của cán bộ chuyên môn và của Sở Tài nguyên - môi trường, ông Giác nhìn nhận: “Việc giám sát được thực hiện liên ngành. Ngoài sở ra còn có cán bộ công thương, cảnh sát, chính quyền địa phương. Đây là trách nhiệm chung của tập thể. Chúng tôi thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ hằng tháng, hằng quý”.

 

Ông Giác nói thêm moong hồ chứa nước và bùn thải được đắp bằng bùn, khi xảy ra rò rỉ, lượng mưa về nhiều thì dẫn đến vỡ hồ. Tại Bình Thuận, ngoài Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (hiện bị đình chỉ hoạt động và đang chờ gia hạn) còn có hai công ty khác là Phú Hiệp và Đức Cảnh đang khai thác titan. Ở hai nơi này công tác kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện theo định kỳ.

 

Theo một lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, mỏ Suối Nhum có sự tranh chấp giữa bà Hoàng Thị Lý (mẹ của ông Tô Tài Tích - tổng giám đốc công ty) với ông Nguyễn Thành Long (đại diện Công ty Hợp Long) nên UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu tạm dừng khai thác để giải quyết.

 

Khu mỏ này do Bộ Tài nguyên - môi trường cấp phép năm 2007 và đến tháng 5-2013 thì hết hạn. Hiện công ty đang làm hồ sơ báo cáo Bộ Tài nguyên - môi trường xin gia hạn. UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường chưa cho phép gia hạn khi chưa giải quyết xong tranh chấp.

 

Trước đó, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có kết luận ban đầu về các vấn đề tại Công ty CP Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận. Theo đó, Công ty Hợp Long có dấu hiệu trốn thuế khi chuyển nhượng cổ phần vốn góp giá trị mỏ (tương đương 3,3 triệu USD). Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Long có dấu hiệu làm giả giấy tờ để chiếm đoạt 32 tỉ đồng. UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu giám đốc công an tỉnh chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra khẩn trương điều tra làm rõ các vấn đề được nêu trong kết luận.

* Đại biểu Quốc hội LÊ THỊ NGA:

 

Đề nghị Chính phủ đánh giá sự kiện “bùn thải titan tràn như lũ”

 

Ngày hôm qua và sáng nay có nhiều tờ báo đưa tin về việc vỡ hồ chứa bùn thải titan ở Bình Thuận. Có báo Tuổi Trẻ và nhiều báo đưa tin là khoảng 8g ngày 18-11, một hồ chứa để khai thác titan có lẫn bùn thải của Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận bất ngờ bị vỡ, chỉ trong vài giờ nước cuốn theo bùn đỏ từ trong công ty này chảy ra ào ạt ngoài đường nhựa, nhà dân.

 

Từ sự kiện này chúng tôi có đề nghị: đây là việc theo tôi cử tri rất lo ngại và đại biểu Quốc hội cũng rất lo ngại, đây là sự kiện nghiêm trọng, chúng tôi đề nghị Chính phủ cho kiểm tra ngay, đánh giá nguyên nhân để nhanh chóng giải quyết. Đặc biệt là đánh giá để có giải pháp phòng ngừa, nhất là trong tình hình chúng ta khai thác bôxit.

(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tràn bùn thải titan ở Bình Thuận: “Trách nhiệm chung của tập thể”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI