»

Thứ hai, 20/01/2025, 04:14:54 AM (GMT+7)

Tiền Giang: Hàng chục nhà dân sắp sụp xuống kênh Chợ Gạo Tin mới nhất

(22:37:55 PM 18/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Mấy ngày gần đây, do tác động của triều cường đã làm kênh Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang bị sạt lở nghiêm trọng. Trong đó có hàng chục nhà dân sống ven tuyến kênh này thuộc huyện Chợ Gạo bị thủy triều xâm thực, có nguy cơ sụp đổ xuống dòng nước bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng con người.

[-]Tiền[-]Giang:[-]Hàng[-]chục[-]nhà[-]dân[-]sắp[-]sụp[-]xuống[-]kênh[-]Chợ[-]Gạo


Bà Lê Thị Mỹ Dung, ở ấp Bình Khương I, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo- tỉnh Tiền Giang cũng như hàng chục hộ dân khác sống cạnh bờ kênh Chợ Gạo hiện nay rất bức xúc trước tình trạng sạt lở gây bế tắc đường giao thông. Nghiêm trọng hơn là sạt lở ngày càng ăn sâu vào nhà dân đe dọa tính mạng con người. Bà Dung bức xúc: “Cuộc sống ở đây bây giờ rất là lo sợ, tới sinh mạng con em học sinh đi học kể cả người xóm này mỗi đi đi buôn bán, đi chợ… di dời cái gì cũng không được. Muốn làm ăn gì cũng không được, thậm chí người dân khi chết có đất trên kia cũng không làm sao chon được. Bây giờ đề nghị các  cấp chính quyền làm sao có con đường cho dân đi. Dự án này phải tiến hành nhanh để dân khỏi khổ, khỏi lo nữa.


Ngoài khu vực xã Bình Phục Nhứt thì nhiều hộ dân ở xã Bình Phan, Xuân Đông- huyện Chợ Gạo cũng nằm trong “ điểm nóng” của sạt lở. Các hộ dân này, chưa thể di dời nhà đến nơi ở khác là do đợi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ từ Dự án nâng cấp mở rộng kênh Chợ Gạo giai đoạn II; một số hộ khác thì không còn đất để di dời nhà đến nơi an toàn. Trong khi đó, Dự án nâng cấp mở rộng kênh Chợ Gạo giai đoạn II hiện nay bị “dậm chân tại chỗ”.

 

Ông  Huỳnh Minh Hòa, hộ dân có nhà nằm ngay bờ kênh Chợ Gạo thuộc xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, bức xúc: “Mấy người chưa bị sạt lở nhiều thì không sao.Còn như  gia đình tôi, lở tới cột nhà rồi không biết làm sao, ngập nước luôn. Xe cộ chạy té lia chia luôn…Tôi nghe đầu năm 2016 làm bờ kè nhưng chưa thấy chuyển động gì hết. Tôi kiến nghị là yêu cầu đối với các ngôi nhà bị sạt lở thì nên giải quyết trước để di dời, chứ chờ không được, lở quá mức rồi".

 

[-]Tiền[-]Giang:[-]Hàng[-]chục[-]nhà[-]dân[-]sắp[-]sụp[-]xuống[-]kênh[-]Chợ[-]Gạo

Sạt lở nghiêm trọng ở kênh Chợ Gạo


Theo UBND huyện Chợ Gạo, cho biết, trước đây nhiều hộ dân có nhà ven kênh Chợ Gạo bị sạt lở nặng đã được tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí di dời không đợi triển khai Dự án nâng cấp, mở rộng kênh Chợ Gạo. Hiện nay, các hộ này mới phát sinh sẽ đề nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ. Tuy nhiên, thời gian các hộ nêu trên được nhận tiền hỗ trợ để di dời nhà đến nơi an toàn ở chưa biết khi nào.

 

Trong khi đó, vào tháng tới khi nước lũ từ thượng nguồn tràn về, khu vực này sẽ bước vào đợt triều cường lớn rất nguy hiểm cho các hộ dân sống ven kênh Chợ Gạo.

 

Ông Nguyễn Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Xuân Đông - huyện Chợ Gạo cho biết: Địa bàn xã có khoảng 60 hộ khi tới triều cường sẽ bị ảnh hưởng, sẽ bị ngập nhiều. Vừa qua, UBND tỉnh có duyệt kinh phí xây dựng 2 cái cống Rạch Chợ và Thủ Ngữ. Riêng đê bao ở ấp Tân Hòa do dự án của kênh Chợ Gạo còn sót lại, UBND huyện có hỗ trợ kinh phí để ngăn triều cường sắp đến với kinh phí 90 triệu đồng. Tuy nhiên, biện pháp khả thi nhất vẫn là đề nghị cấp trên sớm triển khai dự án xây bờ kè giai đoạn II.

Tình hình thiên tai, triều cường, bão lũ đang diễn biến phức tạp và gây hậu quả khó lường. Do đó cùng với việc làm đê bao đối phó với triều cường thì chính quyền địa phương và các ngành chức năng ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cần có biện pháp, hỗ trợ khẩn trương, giúp các hộ dân ở “điểm nóng” của sạt lở ven bờ kênh Chợ Gạo di dời nhà ở đến nơi an toàn. Đồng thời, chủ đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng kênh Chợ Gạo nên sớm triển khai dự án, thực hiện các chính sách bồi thường, giải tỏa mặt bằng để giúp người dân ven kênh Chợ Gạo ổn định cuộc sống.

TRƯỜNG DUY (Tiền Giang)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiền Giang: Hàng chục nhà dân sắp sụp xuống kênh Chợ Gạo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI