»

Thứ ba, 21/01/2025, 01:23:31 AM (GMT+7)

Thực hiện xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề

(08:16:14 AM 13/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Các làng nghề ở nước ta hiện phát triển và phân bố rộng khắp cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất và tạo thêm việc làm tại khu vực nông thôn. Tuy vậy, do năng lực và nguồn lực hạn chế nên năng lực quản lý môi trường ở các làng nghề còn rất nhiều bất cập. Do đó vấn đề xã hội hóa trong việc bảo vệ môi trường làng nghề là giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm giảm thiểu ô nhiễm để các làng nghề phát triển một cách bền vững.

[-]Thực[-]hiện[-]xã[-]hội[-]hóa[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]làng[-]nghề[-]

Ảnh minh hoạ


* Những bất cập trong quản lý 


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, cả nước có khoảng 3.000 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống. Các làng nghề giải quyết việc làm cho 11 triệu lao động thường xuyên và không thường xuyên. Trong đó số lượng làng nghề ở Miền Bắc chiếm đến 70% số lượng các làng nghề trong cả nước. 


Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trường càng gia tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền. Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất nước, nên khu vực này được coi là “đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam ”. 


Nguyên nhân do nhiều hộ, cơ sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương cấp xã, huyện không hiểu hoặc hiểu chưa đúng về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường. Trách nhiệm xử lý chất thải sản xuất do cơ sở thải ra, trách nhiệm đóng góp các khoản kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường. Chính vì thế nên ngoài rất ít số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại làng nghề đã được xử lý, những công cụ quản lý khác cùng triển khai rất khó khăn. 


Tuy bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được xây dựng, củng cố và hoàn thiện từ năm 1993, nhưng lực lượng đảm trách lĩnh vực này vẫn còn thiếu về số lượng, tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn. Đặc biệt số cán bộ trực tiếp tham gia quản lý môi trường làng nghề rất mỏng. 


Qua đợt kiểm tra vào đầu năm 2014 vừa qua của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định cho thấy, cấp ủy Đảng, chính quyền một số cơ sở có làng nghề chưa thật sự quan tâm quản lý công tác bảo vệ môi trường. Tại nhiều làng nghề còn tồn tại nhiều vi phạm với mức độ khác nhau, gây khó khăn, tốn kém cho công tác khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe người dân sinh sống tại làng nghề và các vùng lân cận. 


Mặc dù các địa phương đều có kế hoạch “Triển khai thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Nhưng các giải pháp đều mang tính chất chỉ đạo chung chung, thiếu các giải pháp cụ thể, nhất là các giải pháp về tài chính. 


* Thúc đẩy xã hội hóa 


Trên cơ sở nghiên cứu những bất cập trong quản lý môi trường của các làng nghề trong những năm qua, các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý Nhân văn đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy Chương trình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong các làng nghề, tập trung vào 5 giải pháp chính. 


Đó là thiết lập cơ sở pháp lý cho vấn đề xã hội hóa; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường; phát triển phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xã hội hóa đối với từng làng nghề; xây dựng và hoàn thiện cơ chế huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực. 


Trước hết là thiết lập cơ sở pháp lý cho vấn đề xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề, trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước, tiến hành xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp luật tạo ra môi trường pháp lý cần thiết cho hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề. 


Đồng thời xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các chương trình hành động theo hướng khuyến khích, động viên cá nhân, tổ chức tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường. 


Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường trong làng nghề. Việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm xã hội này dựa trên ý chí, nguyện vọng, sự tự nguyện thỏa thuận và cũng là những quy tắc xử sự chung, áp dụng cho mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng dân cư trên địa bàn. 


Phát triển phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường phải tác động trực tiếp đến nhận thức của mọi người dân. Đặc biệt là người dân của các làng nghề. Qua đó tuyên truyền, vận động và huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường. 


Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường cụ thể, có tính chất thuyết phục đối với từng loại làng nghề. Việc xây dựng các mô hình phải gắn liền với đời sống văn hóa của người dân, được lồng ghép vào các hoạt động kinh tế-xã hội và hoạt động văn hóa của cả cộng đồng làng nghề và cấp xã. Qua tổ chức thực hiện các mô hình sẽ là cơ sở đánh giá, từ đó phát hiện các mô hình điểm để phổ biến và nhân rộng. 


Điều quan trọng nữa là xây dựng và hoàn thiện cơ chế huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường. Nguồn lực bao gồm sự đầu tư về vốn, nguồn lực con người, nguồn lực khoa học và công nghệ, các sáng kiến về tổ chức...Trên cơ sở đó góp phần thực hiện thành công các chương trình, mô hình cúng như các phong trào bảo vệ môi trường. 


Để có thể duy trì việc xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề một cách bền vững, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương từ cấp tỉnh, huyện, xã và thôn. Tiến hành xây dựng các tiêu chí bảo vệ môi trường nước, đất, không khí trở thành các quy ước thực hiện của các xóm, ngõ và hương ước chung của làng nghề đến quy ước của xã. Coi đây là điều kiện xét thi đua, công nhận gia đình văn hóa... 


Nhưng để giải quyết một cách triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, không thể thiếu được các giải pháp mang tính chính sách. Như công tác quy hoạch, sản xuất sạch hơn, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất...Cần phải căn cứ vào điều kiện sản xuất, vai trò năng lực sản xuất chủ đạo của từng gia đình, để có những giải pháp bền vững mang tính chính sách và chú trọng đến giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường, từ chính các hộ sản xuất đến cộng đồng làng nghề.

Văn Hào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thực hiện xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI