»

Thứ hai, 25/11/2024, 19:35:56 PM (GMT+7)

Rác thải, bèo tấn công các dòng sông ở Huế Tin ảnh

(08:56:30 AM 08/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Những năm trở lại đây, cứ đến hè, nhiều mặt sông, hồ ở Huế bị phủ kín bèo lục bình, rác thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, nhất là cảnh quan khu vực nội thành Huế. Mặc dù hằng năm, T.P Huế vẫn đều đặn trích ngân sách hàng trăm triệu đồng để phục vụ công tác trục vớt bèo, rác, song việc làm này chưa được giải quyết triệt để.

  Ý thức người dân là số một 

Sống ở nội thành, hằng ngày tôi vẫn thường ra vào một số cửa thuộc Kinh thành Huế, ngang qua các khúc sông và tận mắt chứng kiến cảnh tượng bèo lục bình cộng với đủ các loại rác thải phủ kín mặt nước. Lâu ngày, nước ở đây càng trở nên đen đục, bốc mùi hôi và ruồi muỗi phát sinh dày đặc. Anh Đặng Khương, sống ở đường Đào Duy Từ, cạnh cầu cửa Đông Ba than vãn về tình trạng ô nhiễm môi trường đang từng ngày ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của gia đình anh và nhiều hộ xung quanh khu vực. Do bèo, rác thải không được thu vớt, nước sông không được khơi thông, nên mùi hôi, ruồi muỗi cứ thế tấn công vào nhà, ảnh hưởng cả đến việc kinh doanh hàng đặc sản, phục vụ khách du lịch.

 

Các lực lượng ra quân vớt bèo, rác trên Hộ Thành Hào - Kinh thành Huế

  

Không riêng các sông đào, hồ ở khu vực nội thành, ngay cả các khúc sông lớn như Ngự Hà, Phát Lát, Như Ý, Đông Ba, Bạch Yến... cứ vào mùa hè là tình trạng bèo nổi, rác nổi ngập mặt nước. Sở dĩ vẫn tồn tại và không thể xử lý triệt để là do suốt một thời gian dài, nguồn nước thải sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa qua xử lý được xả thẳng xuống sông, hồ, tạo môi trường thuận lợi cho một số loại bèo sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhiều đoạn sông còn bị bồi lấp bởi việc xây dựng nhà cửa, xả thải vô ý thức... khiến dòng chảy không được khơi thông, nước nhiễm bẩn ứ đọng trên một số khúc sông cũng là nguyên nhân làm cho bèo sinh sôi ngày càng nhiều. 

 

Thời gian trước, để trục vớt bèo, làm sạch, thông thoáng các đoạn sông, hồ, hằng năm T.P Huế phải trích ngân sách hàng trăm triệu đồng phân bổ về cho một số phường trực tiếp phục vụ xử lý. Tuy nhiên, do các phường không có phương tiện cũng như nguồn nhân lực để thực hiện thường xuyên và bài bản, nên hiện nay, nhiệm vụ này được giao cho Công ty TNHH NNMTV Môi trường và Công trình Đô thị Huế (gọi tắt HEPCO) trục vớt, thu gom xử lý.  

 

Do tác động của môi trường và ý thức của người dân, nên bèo, rác phát sinh rất nhanh. Một mình HEPCO không thể đảm đương xuể việc trục vớt bèo, thu gom rác trên các sông, nên thỉnh thoảng, một số đơn vị, đoàn thể tổ chức ra quân trục vớt. Tuy nhiên, việc huy động này chỉ đem lại kết quả trên diện hẹp. Một số đoạn sông có lượng bèo dày đặc như sông Như Ý, Phát Lát, Bạch Yến... vẫn không được xử lý triệt để. 

 

Đồng bộ và thường xuyên

 

Việc làm sạch bèo trên các sông, hồ không hề đơn giản và chỉ trong ngày một ngày hai mà phải thường xuyên và đồng bộ. Để thu được hiệu quả cao, các phường cần tổ chức đồng loạt và thường xuyên trên các tuyến sông chảy qua địa phận mình, đồng thời có giải pháp khơi thông dòng chảy, hạn chế bèo phát triển lây lan. Nhiều địa phương dù đã làm rất tốt, nhưng chỉ cần đơn vị liền kề không bắt tay làm cùng là bèo, rác cứ thế “xâm chiếm” địa bàn. Đơn cử như đoạn sông Ngự Hà chảy qua phường Thuận Lộc. Khắc phục tình trạng này, một số phường buộc phải nghĩ ra cách mua cọc tre, lưới giăng ở một số đoạn sông để ngăn cản cây rau màu lan ra sông, tạo lưu thông dòng chảy, đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa ngăn bèo phía thượng lưu trôi về. 

 

Một cách làm hay của phường Thuận Lộc đó là thay vì trước đây, hằng năm phường tổ chức thu lệ phí hoa lợi nông sản của các hộ, đơn vị tham gia sản xuất trên các đoạn sông, hồ để chi trả các loại phí, trong đó có phí thu gom, trục vớt bèo, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, thay vì không thu khoản phí này, phường đã giao trách nhiệm cho các hội viên trực tiếp làm sạch hồ để vừa phục vụ sản xuất nuôi trồng, vừa đảm bảo môi trường cho các hộ dân quanh khu vực. Mùa này, nhiều mặt hồ ở khu vực nội thành bắt đầu được thả trồng sen, trồng hoa súng, giúp người dân, khách du lịch có thêm những điểm đẹp để thưởng ngoạn, kinh doanh dịch vụ. Cách làm này đã phần nào giải quyết được tình trạng bèo, rác tù đọng ở các hồ, đoạn sông qua địa bàn. Với số lượng 11 hồ trên địa bàn phường Thuận Lộc, hiện nay, tình trạng bèo rác ứ đọng đã được giảm thiểu đáng kể. 

 

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho rằng, có hai vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường các sông hiện nay đó là rác thải, bèo, sinh vật ngoại lai và giấy tiền, vàng mã và quá trình nạo vét một số tuyến sông còn dang dở ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Cùng với đó là việc xả thải của người dân chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường. Hiện tượng đốt, thả giấy tiền, vàng mã trên sông đã làm giảm đi hình ảnh đẹp của T.P Huế. Để giải quyết những vấn đề này, ý thức thị dân vẫn là “số một” và tiếp đến là nguồn lực tài chính. 

 

 

Một tin vui cho các dòng sông ở Huế là từ vốn vay của Quỹ Bảo vệ môi trường, T.P Huế đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 dự án nạo vét sông Đông Ba, Ngự Hà và hói Phát Lát. Các dự án này hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo thông thoáng dòng chảy, hạn chế ngập úng nhiều ngày, bồi lắng lòng sông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực.

 

(Theo Thừa Thiên Huế Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rác thải, bèo tấn công các dòng sông ở Huế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI