»

Thứ tư, 22/01/2025, 11:04:57 AM (GMT+7)

Quảng Trị: Vì sao cả làng cùng phá rừng?

(18:28:00 PM 24/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Từ cuối năm 2013 đến đầu 2014, cả trăm người dân địa phương đã “cơ bản” xử lý gọn gần 140 ha rừng trồng tại khu vực đồi cát xã Hải Thiện (H.Hải Lăng, Quảng Trị).


Gần 140 ha rừng tại xã Hải Thiện chỉ còn trơ gốc - Ảnh: Nguyễn Phúc

 

Trung tuần tháng 3, chúng tôi tìm về xã Hải Thiện để tìm hiểu thực hư. Ông Lê Ngọc Trình, Trưởng công an xã, dẫn chúng tôi đi vòng qua một khu nghĩa địa rậm rạp cây bụi rồi dừng lại chỉ tay vào khoảng không trước mặt nói ngập ngừng: “Đó là những gì còn lại.” Tại đây, hiện trường chỉ còn là những gốc cây tràm hoa vàng lớn bé đủ loại, cành lá ngọn đã được thu dọn tự bao giờ. Dù được trồng trên cát, là “rừng nghèo” đa phần cây chỉ lớn bằng bắp chân nhưng cũng có những gốc cây có đường kính trên dưới 40 cm. Khoảng cách giữa các cây khá thưa nhưng hầu như chẳng còn cây nào sống sót.

Ông Trình cho hay sự việc bắt đầu từ khoảng tháng 11.2013, các trận bão liên tục ập đến làm gãy đổ một số cây trong khu rừng nên người dân đến chặt về làm củi. Lợi dụng việc này, một số người đã ra đốn cả cây tươi, không ngã đổ để mang về nhà. “Thấy người này chặt được thì người kia cũng xách rìu, xách cưa lên khai thác. Càng về sau, số người dân lên rừng càng đông, nhiều nhất là dân thôn 1 và thôn 2 thuộc xã Hải Thiện và dân xã Hải Vĩnh... Dễ đến cả trăm người”, ông Trình nói.

Khi được hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trên địa bàn, ông Trình nói đã triển khai lực lượng bắt 7 chuyến xe vận chuyển gỗ ra ngoài, thu khoảng 20 m3 gỗ và nay đã hóa giá được gần 10 triệu đồng. “Công an với dân quân tự vệ nữa cũng chỉ mấy người, làm sao cản xuể. Khi chúng tôi lên hiện trường thì dân về, chúng tôi rút thì họ lại thi nhau khai thác. Đã thế, có nhóm còn rủ nhau khai thác vào ban đêm, vào các ngày nghỉ”, ông Trình phân bua.

Theo tìm hiểu của PV, sở dĩ người dân ngang nhiên phá rừng là bởi sự nhập nhằng trong việc xác định chủ sở hữu của gần 140 ha rừng tràm này. Cụ thể, từ 2001, diện tích rừng này được Ban quản lý dự án rừng 661 (rừng phòng hộ trên cát) H.Hải Lăng giao cho 6 hộ dân của xã Hải Thiện trồng và chăm sóc, có trả công từ ngân sách nhà nước. Đến năm 2007, toàn bộ số rừng thuộc diện 661 này được chuyển đổi thành rừng sản xuất theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ. “Thông thường, các hộ đã có công trồng rừng theo diện 661 sẽ được cấp sổ đỏ để tiếp tục chăm sóc, khi khai thác sẽ chia lại với nhà nước. Nhưng không hiểu vì sao cả 6 hộ nêu trên đều không được cấp sổ đỏ. Chính vì vậy nên đất thì nằm trên địa giới hành chính của Hải Thiện nhưng rừng thì của nhà nước”, ông Quỳnh nói.

Liên quan đến chính sách phát triển rừng sản xuất khai thác rừng phòng hộ, theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị năm 2009, Ban quản lý dự án 661 các huyện phải tham mưu để UBND các huyện giao cho UBND các xã, rồi xã tiếp tục giao rừng về cho các hộ dân. Tuy nhiên, đến sáng 18.3, ông Dương Viết Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hải Lăng cho biết chưa hoàn tất thủ tục bàn giao đất, rừng 661 tại xã Hải Thiện về cho xã quản lý. Chính vì thế, chủ rừng chưa được xác lập rõ ràng...

Trong khi đó, theo nguồn tin của Thanh Niên, Công an huyện Hải Lăng đã lập tổ công tác, mời 6 hộ đã từng trồng rừng và một số đối tượng cộm cán đã tham gia phá rừng lên làm việc để điều tra cụ thể.

(Theo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Trị: Vì sao cả làng cùng phá rừng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI