»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:12:28 AM (GMT+7)

Nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

(09:04:56 AM 19/09/2017)
(Tin Môi Trường) - Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có diện tích hơn 56.000 ha, trải dài trên địa bàn hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Với đặc điểm đa dạng sinh học cao và có nhiều nguồn gen quý, năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN.

Nỗ[-]lực[-]bảo[-]tồn[-]hệ[-]sinh[-]thái[-]Vườn[-]Quốc[-]gia[-]Chư[-]Mom[-]Ray[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 
Đến nay, tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, đã phát hiện và ghi nhận gần 2.000 loài thực vật, hơn 130 loài thuộc diện quý hiếm; điều tra, ghi nhận 950 loài động vật, trong đó có 176 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. 
 
Trước sức ép của kinh tế thị trường, nhu cầu đất sản xuất ngày càng lớn, một bộ phận người dân đã bất chấp pháp luật để xâm hại rừng. Ngoài săn bắt các loài động vật quý hiếm, việc khai thác trái phép nhiều loài lan rừng trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray cũng là vấn đề nan giải. Bà con địa phương đã tận diệt một số nhóm lan rừng quý hiếm nằm trong danh sách được bảo tồn. 
 
Ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray cho biết: Hiện có 14 trạm kiểm lâm phân bố đều trong diện tích rừng. Để bảo vệ các loài động vật quý hiếm, một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng kiểm lâm là tháo gỡ, phá bỏ những bẫy thú do người dân địa phương đặt. Hàng tháng, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đều tổ chức họp giao ban, từng cán bộ báo cáo và giao nộp số lượng bẫy thu về cụ thể. Từ đầu năm đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã tháo gỡ và thu hơn 3.000 bẫy thú các loại. 
 
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã kết hợp với chính quyền các địa phương có rừng trong vùng đệm thường xuyên tuyên truyền cho người dân về trách nhiệm, lợi ích bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn các loài động, thực vật ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. 
 
Ông Bùi Quốc Tưởng, Chủ tịch UBND xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, cho biết: 62% diện tích của xã thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Do đó, chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray trong công tác tuyên truyền cho nhân nhân để cùng chung tay bảo vệ hệ sinh thái vùng đệm. Các hình thức tuyên truyền được áp dụng như: Lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các buổi họp thôn, làng; chiếu phim; in ấn phẩm, tờ rơi về việc bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Ngoài ra, chính quyền xã còn phối hợp với Vườn Quốc gia Chư Mom Ray giao diện tích rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Mỗi ha giao khoán quản lý, bảo vệ được chi trả khoảng 400.000 đồng, vừa giúp bà con tăng thu nhập, vừa nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân. 
 
Anh A Grái, Trưởng thôn Ba Rờ Gốc, xã Sa Sơn, cho biết: Thôn Ba Rờ Gốc nhận giao khoán và bảo vệ gần 900 ha rừng. Số tiền được chi trả từ nguồn Quỹ dịch vụ môi trường rừng ngoài việc phân bổ cho các hộ trực tiếp nhận khoán, bà con còn trích một phần mua sách vở ủng hộ trẻ em nghèo. Hàng ngày, người dân chia nhau thành từng nhóm đi tuần tra, bảo vệ rừng cũng như các loài động, thực vật trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Trong lúc tuần tra, bà con đã tháo gỡ các bẫy thú, phát hiện đối tượng săn bắt thú trong vườn, những vụ phát rừng làm nương rẫy hay khai thác gỗ trái phép. Nhiều lần, bà con đã báo về Trạm kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Đến nay, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, các loài động, thực vật của bà con địa phương được nâng lên, giảm thiểu tình trạng săn bắn, đặt bẫy động vật và khai thác trái phép nguồn thực vật quý hiếm. 
 
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray là một trong 30 vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng của cả nước. Năm 2016, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray thực hiện tiếp nhận, cứu hộ và thả về tự nhiên 44 cá thể động vật hoang dã; sưu tầm, bảo tồn, chuyển vị hơn 1.000 giá thể lan rừng.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI