»

Thứ tư, 22/01/2025, 07:02:14 AM (GMT+7)

Ninh Thuận: Tái diễn tình trạng lấn biển quy hoạch phát triển du lịch để nuôi trồng thuỷ sản

(10:00:36 AM 05/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Sau thời gian giải quyết ổn thoả việc người dân lấn chiếm bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (nơi được tỉnh Ninh Thuận quy hoạch phát triển du lịch) để nuôi tôm, cá trong lòng bè, nay tình trạng lấn chiếm bãi biển khu vực này để nuôi tôm, cá lại tái diễn, làm mất mỹ quan khu du lịch biển, ô nhiễm môi trường biển, gây không ít bức xúc cho người dân địa phương, kể cả du khách đặt chân đến nghỉ dưỡng nơi này.

Du khách “tắm chung” với tàu thuyền chở thức ăn nuôi tôm ở bãi tắm dọc cụm du lịch Bình Sơn - Ninh Chữ (TP Phan Rang - Tháp Chàm) - Ảnh: Văn Kỳ

 

Trước đây, tình trạng nuôi tôm, cá trong lồng bè ở vùng biển Bình Sơn - Ninh Chữ của hơn 40 hộ dân ở phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được chính quyền thành phố giải quyết ổn thoả, những hộ dân này cũng đồng tình với chủ trương và chịu di dời đến nơi nuôi mới, tức khu C1 và C2 có diện tích 340 ha, thuộc vùng biển Khánh Hội, Khánh Nhơn và Mỹ Tường của huyện Ninh Hải theo đúng với địa điểm mà UBND tỉnh quy hoạch.

 

Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, một số hộ dân đã tự ý di chuyển 17 lồng bè nuôi từ khu quy hoạch nuôi trước đó về lại vùng biển Bình Sơn - Ninh Chữ tiếp tục nuôi. 


Một số hộ cho rằng, vùng biển mà tỉnh quy hoạch nuôi thuỷ sản chỉ phù hợp với nuôi vụ Bắc, vào vụ Nam là không nuôi được, do gió mạnh tạo sóng lớn đánh gãy bè, làm thất thoát cá, tôm nuôi ra biển, gây tổn thất không nhỏ cho người nuôi. Để tránh thiệt hại trên, không còn cách nào khác là phải di dời lồng bè vào lại nơi cũ nuôi cho an tâm.

 

Nghề nuôi tôm, cá trong lồng bè giải quyết được không ít việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế gia đình, do đó muốn dân di dời, tỉnh cần quy hoạch thêm vùng nuôi mới, phù hợp hơn với điều kiện để người dân nuôi trồng được tốt hơn. 


Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thuỷ sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận khẳng định: Việc người dân tự ý sử dụng mặt nước biển để nuôi tôm, cá thương phẩm, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, rõ ràng là trái với Nghị định 31 của Chính phủ, về quy định xử phạt hành chính trên lĩnh vực thủy sản do vi phạm khoản 2 điểm a, Điều 16 của Nghị định này. Hơn nữa, khu vực biển Bình Sơn - Ninh Chữ là biển đẹp, được tỉnh chọn quy hoạch phát triển du lịch, do đó cảnh quan khu vực biển phải đẹp, nước biển không bị ô nhiễm do việc nuôi trồng thuỷ hải sản tạo ra. 


Để lập lại trật tự nuôi trồng thuỷ hải sản ở khu vực này, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, chính quyền thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản không đúng quy hoạch đối với 17 trường hợp vi phạm, đồng thời buộc các hộ dân phải di dời lồng bè nuôi ra khỏi vùng biển Bình Sơn - Ninh Chữ, đảm bảo mỹ quan vùng biển và môi trường để du lịch nơi đây phát triển. 


Ông Nguyễn Tuấn Chung, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cho rằng, cách đây không lâu, một số người dân địa phương tự ý di chuyển lồng bè nuôi tôm, cá từ khu quy hoạch C1, C2 về lại vùng Bình Sơn - Ninh Chữ. Mặc dù chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đã nhiều lần tuyên truyền cho người dân hiểu, chủ động di chuyển lồng bè đi nơi khác để nuôi, nhưng các hộ nuôi vẫn không chấp hành. 


Dẫu biết rằng nghề nuôi tôm hùm lồng và nuôi cá trong lồng bè góp phần khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân vùng ven biển. Thế nhưng đừng vì thế mà để tình trạng lấn biển nuôi tôm, cá trong lồng bè tái diễn, gây ô nhiễm môi trường biển, làm mất mỹ quan vùng biển được quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. 


Để trả lại cho bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ vẻ đẹp vốn có của nó, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch trong tương lai, tỉnh Ninh Thuận cần có hướng giải quyết ổn thoả, hài hòa giữa phát triển du lịch và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đồng thời cần có biện pháp mạnh xử lý nghiêm tình trạng người dân vi phạm lấn chiếm chỉ vì lợi ích riêng.

Công Thử-TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Thuận: Tái diễn tình trạng lấn biển quy hoạch phát triển du lịch để nuôi trồng thuỷ sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI