Môi trường » Bảo vệ môi trường
Người nghiên cứu và có bài viết về rùa hồ Gươm nhiều nhất
(21:57:35 PM 13/04/2012)Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Đình Đức sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa, nhưng ông học tập và giảng dạy tại khoa Sinh học Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội) từ tháng 9.1959 đến nay.
PGS.TS Hà Đình Đức
Ngày 15.3.1991, lần đầu tiên trông thấy rùa nổi trên mặt hồ Gươm, kích thích tính tò mò và khiến ông bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu rùa hồ Gươm cũng như hoạt động bảo vệ loài rùa này cũng như khu vực Hồ Gươm. Ông đã kiến nghị lên Thủ tướng chính phủ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xác định ranh giới khu vực Hồ Gươm và tiến hành nghiên cứu tổng hợp về địa lý, địa chất, lịch sử, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ để khu vực Hồ Gươm trở thành di sản quốc gia.
Đó là những đề xuất: tôn tạo khu tưởng niệm vua Lê - hàng năm tổ chức lễ hội ngày đăng quang của vua Lê Thái Tổ (15.4 âm lịch), tiến hành nghiên cứu và có biện pháp hữu hiệu bảo vệ loài rùa hồ Gươm, báo động mực nước hồ Gươm cạn, báo động loài rùa tai đỏ - sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ở hồ Gươm mà tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã khuyến cáo và có nhiều bằng chứng về tác hại của chúng, kiến nghị tuyến tàu điện ngầm không được xuyên qua khu vực hồ Gươm, Hà Nội và tứ trấn Thăng Long (đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền Voi Phục và đình Kim Liên) là khu vực địa linh của Thăng Long - Hà Nội ; xây dựng tháp "Hà Nội km0” tại khu vực hồ Gươm…
PGS.TS Hà Đình Đức đang quan sát rùa Hồ Gươm
Từ những nghiên cứu của mình, Phó giáo sư - Tiến sĩ Hà Đình Đức đưa ra luận điểm, Lê Lợi đã đem rùa từ Thanh Hóa ra thả ở hồ Lục Thủy (nay là hồ Gươm), vì theo những nguồn tư liệu xưa cho thấy, ở Vung Sung (sông Lương, Thanh Hóa) xưa kia từng có loài rùa to bằng chiếc chiếu đôi, vào mùa sinh sản rùa quần làm đục ngầu nước. Ông đã xem xét kỹ rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh) và nhận thấy đây là loài rùa mai mềm rất giống về hình thái với tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang trưng bày trong đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cũng giống với cụ Rùa đang sinh sống tại hồ Gươm. Và, rùa đội bia ở Lam Kinh (được tạc theo lối tả chân) hoàn toàn khác với những rùa đá trong Văn Miếu.
Cùng với GS Peter Werner (Đại học THKT Dresden - Đức)
Có thể trước đây loài rùa này khá phổ biến ở hai huyện Thọ Xuân, Yên Định (Thanh Hóa) nên khi Lê Lợi lên ngôi vua đã cho thả loài rùa này ở hồ Gươm. Một khẳng định có căn cứ là loài rùa này không có gốc gác ở Thăng Long - Hà Nội, vì nếu có ở Hồ Gươm thì những hồ khác như hồ Tây, hồ Trúc Bạch... cũng có. Nhưng loài rùa này cho đến nay chỉ thấy ở hồ Gươm. Chính từ những nghiên cứu này và so sánh với các loài rùa đã biết trên thế giới về hình thái, mà tên của Phó giáo sư - Tiến sĩ Hà Đình Đức đã xuất hiện trong bảng Danh lục rùa thế giới trong mục về giống rùa lớn mai mềm ở Việt Nam: Rafetus leloii Duc 2000.
Hiện nay ông đang chủ nhiệm Dự án "Phục hồi và ổn định bền vững hồ Gươm” Ký hiệu VNM05/A07, thử nghiệm thành công hút bùn Hồ Gươm theo công nghệ của CHLB Đức đang được công luận quan tâm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.