»

Chủ nhật, 24/11/2024, 14:32:16 PM (GMT+7)

Người dân Đôn Phong tự xây lò đốt rác, bảo vệ môi trường

(08:01:08 AM 28/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Đôn Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) là xã đặc biệt với trên 60% là đồng bào Dao, 30% là đồng bào Mông, còn lại là người Tày và người Kinh. Trước đây, đồng bào thường làm nhà sàn, người ở trên, gia súc, gia cầm ở dưới, do đó đường làng, ngõ xóm bừa bộn rác thải và phân gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nhờ người dân Đôn Phong tự xây lò đốt rác, đến nay đường liên thôn tuy vẫn là đường đất nhưng gần như không có rác, đặc biệt không có phân trâu, bò trên đường.

Chung[-]sức[-]xây[-]dựng[-]nông[-]thôn[-]mới:[-]Người[-]dân[-]Đôn[-]Phong[-]tự[-]xây[-]lò[-]đốt[-]rác,[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường

Ảnh: minh họa

 

Bí thư Đảng ủy xã, bà Ngôn Thị Chanh cho biết: Từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, ngoài việc lập quy hoạch chi tiết để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, chúng tôi đã phân công cho các đơn vị chức năng đưa ra sáng kiến, thực hiện phần việc của mình. Việc xây dựng, quy hoạch tiêu chí môi trường giao cho y tế xã chịu trách nhiệm. Bản thân ông Cao Thịnh Vàng, Trưởng Trạm Y tế xã đưa ra sáng kiến xây lò đốt rác và đã thực hiện thí điểm thành công. Đến nay, người dân trong xã đã tự xây được 38 lò đốt rác ở tất cả các thôn, rất hiệu quả và làm thay đổi diện mạo đường làng.

Ở bản Nà Pán, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông có 57 hộ đồng bào Dao, nhưng có đến 56 hộ đã cùng nhau xây được 9 lò đốt rác. Từ khi xây lò đốt rác vào cuối năm 2013, cả thôn từ người già đến trẻ con đều có ý thức không vứt rác ra đường, ở nhà mỗi gia đình đều có 2-3 túi đựng rác để tự phân loại.

Chị Bàn Thị Thắm, cán bộ y tế bản Nà Pán cho biết: Nà Pán là thôn đầu tiên tham gia dự án xây lò đốt rác, lúc đầu mọi người không hào hứng lắm nhưng chúng tôi vẫn xây một lò đốt thử, thấy hiệu quả và giải quyết được vấn đề rác thải vứt ra đường, đặc biệt người dân dù không muốn nhưng cũng không biết vứt rác ở đâu nên đều mang ra rệ đường để bỏ, lâu dần thành đống rất bẩn. Nay có lò đốt, mọi người tự giác phân loại và tập trung đổ vào lò đốt trong khoảng 10-15 phút là rác cháy hết. Như vậy, không phải vận động, các nhà tự rủ nhau góp tiền xây lò đốt, với 5-6 hộ chung một lò, mỗi gia đình nếu có gạch góp gạch, không có gạch đóng tiền. Mỗi lò xây hết khoảng 500-600 nghìn đồng.

Trao đổi với chúng tôi, tác giả của lò đốt này, ông Cao Thịnh Vàng cho biết: Y tế xã được cấp ủy giao nhiệm vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nên đã nảy ra việc xây lò đốt rác. Thực tế dự án xử lý nước thải, rác thải chỉ thuyết minh đến việc thu gom, còn xử lý như thế nào lại không được đưa ra trong đề án. Vì vậy, nếu chỉ thu gom rác cũng không biết để ở đâu, lại gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Chúng tôi đã bàn và chỉ có cách tốt nhất là đốt những chất có thể đốt được, những chất không thể đốt được thì đào hố theo hộ gia đình để chôn, vừa sạch vừa có thể sử dụng làm phân bón ruộng.

Nói là làm, ông Vàng cùng với cán bộ y tế thôn bản bắt tay vào xây lò theo thiết kế hợp lý để dễ đốt và dễ cháy. Ông Vàng chia sẻ: Lúc đầu chưa được sự quan tâm, đồng tình của các ngành, cả lãnh đạo nên người dân chưa mặn mà, đến khi chúng tôi đưa được một vài lò vào sử dụng có hiệu quả, Đảng ủy xã đã có chủ trương và ra Thông báo số 9-TB/UB để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với lưu ý việc xử lý rác thải được đưa ra 2 mô hình là lò đốt cho các thôn, vùng tập trung và hố chứa rác cho thôn vùng cao, vùng sâu.

Đồng thời, quy định cho người dân việc phân loại rác rõ ràng thành 3 loại: Đối với rác thải là chai lọ bằng thủy tinh, mảnh sành, đồ gốm không thể tự phân hủy hoặc đốt được phải đào hố chôn vĩnh viễn; rác thải có thể tự phân hủy được như lá cây, vỏ măng, vỏ hoa quả tươi, phân gia súc, gia cầm có thể đào hố chôn lấp để tự phân hủy, sử dụng làm phân bón ruộng; rác thải không tự phân hủy như bụng măng, bỉm vải, quần áo rách, bao bì, giấy bóng kính, vỏ chai lọ nhựa… để đốt trong lò.

Ông Lý Tiến Lợi, Bí thư chi bộ thôn Nà Pán cho biết: Nà Pán toàn đồng bào Dao nhưng đến nay, mọi người đều rất có ý thức trong phân loại rác nên đường làng sạch sẽ; ở mỗi nhà cũng đều sạch sẽ, từ nhà trên xuống nhà dưới đến công trình phụ đều sạch sẽ. Khi cả thôn xây lò đốt rác, chúng tôi vận động toàn bộ đảng viên, trưởng thôn và người dân tập trung đi nhặt rác một ngày. Trong ngày hôm đó, cả thôn nhặt được hàng tấn rác các loại, đốt liên tục trong mấy ngày mới hết. Người dân giật mình vì mình đã vứt ra ngoài môi trưòng một lượng rác quá lớn. Cũng từ việc làm đó, mọi người đã ý thức được việc thực hiện giữ gìn vệ sinh.

Bà Ngôn Thị Chanh cho biết, từ nay đến hết năm 2014, sẽ vận động người dân xây thêm lò đốt rác ở những nơi phù hợp, dễ dàng cho mọi người khi thấy rác nhặt bỏ vào và sẽ tổ chức cho các thôn tập trung nhặt rác trong một ngày giống như Nà Pán đã làm, một mặt để người dân thấy được mức độ rác thải vứt "bừa bãi", mặt khác là để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Lò đốt rác ở Đôn Phong là một kiểu lò đơn giản, dễ làm, dễ thao tác, phù hợp với điều kiện dân cư miền núi, nông thôn, nếu được nhân rộng cũng có thể coi là giải pháp tốt để tiêu chí bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới khả thi.

Nguyễn Trình – Đức Hiếu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người dân Đôn Phong tự xây lò đốt rác, bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI