»

Thứ hai, 25/11/2024, 07:44:38 AM (GMT+7)

Năm 2014, Hà Nội kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường

(16:09:32 PM 27/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến công tác quản lý và đề cao sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội vẫn còn một số tồn tại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là trong khâu quản lý Nhà nước mà năm 2014 cần tăng cường thực hiện.


Ảnh: IE


Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa, công tác kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố chưa được chặt chẽ, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề, một số khu, cụm công nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế, rác thải nông thôn được vận chuyển trong ngày đến nơi xử lý mới đạt gần 80% và chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức chôn lấp. Trong khi đó, tiến độ triển khai các dự án hạ tầng môi trường còn chậm, nhất là các dự án xử lý nước thải trong các khu cụm công nghiệp, làng nghề, các dự án xử lý chất thải rắn tập trung bằng công nghệ tiên tiến.

Một trong những nguyên nhân của những tồn tại này là do kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn rất hạn chế; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và một số làng nghề còn chưa phù hợp; việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm còn khó khăn.

Đáng lưu ý là công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn thiếu kiên quyết. Một bộ phận thực hiện công tác môi trường còn yếu, thiếu kỹ năng giải quyết công việc, chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng tham mưu để giải quyết các vấn đề trọng tâm về môi trường còn nhiều hạn chế.

Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, thành phố sẽ tập trung quyết liệt vào công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Thành phố cũng đồng thời yêu cầu các ngành chức năng và chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 4 dự án xử lý rác thải áp dụng công nghệ tiên tiến như đốt plasma và đốt phát điện trên địa bàn. Năm nay, Hà Nội sẽ thành lập 6 đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và việc thực hiện các yêu cầu tại quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mặc dù thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, trong đó tập trung vào lĩnh vực khai thác cát, sỏi, bãi trung chuyển vật liệu nhưng đến nay tình trạng khai thác cát trái phép của các tổ chức, cá nhân vẫn diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy, hệ thống đê kè và gây ô nhiễm môi trường khu vực, thất thoát nguồn tài nguyên.

Qua kiểm tra 47 đơn vị được cấp phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn 8 huyện và 2 quận cho thấy, việc khai thác cát trái phép thường diễn ra không theo quy luật (chủ yếu vào ban đêm), dưới các hình thức khác nhau, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Vụ việc điển hình mới đây là vụ khai thác cát trái phép trên sông Hồng nói chung và đoạn qua địa bàn hai huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và Khoái Châu (Hưng Yên), không những làm ảnh hưởng đến công trình kè Ðại Gia do Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng mà còn đe dọa cuộc sống của người dân nơi đây.

Ðể giải quyết dứt điểm tình trạng này, Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh Hưng Yên tiến hành kiểm tra, rà soát các tàu khai thác cát trên sông Hồng, phân loại và đề xuất hướng xử lý. Thành phố cũng đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ các xã và người dân sống ven đê về công tác bảo vệ đê điều, hiểu và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật; lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của các tổ chức, cá nhân liên quan việc hút cát trái phép trên sông Hồng.

Những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và cơ quan chức năng của Hà Nội là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô phát huy hiệu quả, biện pháp hàng đầu vẫn là công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân nhằm làm thay đổi về cơ bản nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của cư dân Thủ đô, nhất là khu vực nông thôn. Có như vậy, mới có thể huy động được sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện hơn với môi trường, góp phần phát triển Thủ đô xanh - sạch - đẹp.

Minh Nghĩa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Năm 2014, Hà Nội kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI