»

Thứ bảy, 23/11/2024, 03:05:56 AM (GMT+7)

Mật phục bắt quả tang lâm tặc tàn phá rừng

(08:51:25 AM 09/07/2016)
(Tin Môi Trường) - Khi thấy người lạ xuất hiện, các đối tượng lập tức chặt dây thả gỗ xuống lòng hồ bỏ chạy hoặc gọi điện thông tin cho các “thợ rừng” đang đốn hạ gỗ di tản...

[-]Mật[-]phục[-]bắt[-]quả[-]tang[-]lâm[-]tặc[-]tàn[-]phá[-]rừng
Lâm tặc tập kết số gỗ lậu dưới lòng hồ Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 - Ảnh: SƠN BÌNH


Chiều 8-7, tổ công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) Bộ Công an và Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) đã bàn giao nhóm lâm tặc bị bắt quả tang cho Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ theo thẩm quyền.

Rạng sáng 8-7, tổ công tác đã mật phục, bắt quả tang hơn 15 đối tượng đang vận chuyển một số lượng lớn gỗ lậu dưới lòng hồ Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 (thuộc thôn 2, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng).

Đây là khu vực giáp ranh tỉnh Đắk Nông và cánh rừng Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai).

Bí mật bắt lâm tặc

Theo C49B, sau nhiều tháng làm công tác trinh sát nắm tình hình, cục quyết định lập kế hoạch đấu tranh triệt phá nhóm tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Do địa hình xung quanh Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 hiểm trở, sương mù dày đặc, che khuất tầm nhìn nên cán bộ chiến sĩ phải giả dạng nhiều vai để tiếp cận các mục tiêu.

Nhóm lâm tặc ở khu vực này hoạt động rất chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đối phó cơ quan chức năng. Các đối tượng lâm tặc luôn cử nhiều người canh gác các ngả đường hướng từ tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Đắk Nông đi vào “khu hoạt động”.

Khi thấy người lạ xuất hiện, các đối tượng chặt dây thả gỗ xuống lòng hồ bỏ chạy hoặc gọi điện thông tin cho các “thợ rừng” đang đốn hạ gỗ di tản. Thậm chí khi cần còn hành hung, cản trở những người đi đến khu vực chúng đang hoạt động.

Một trinh sát trong tổ công tác cho biết 30 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, cảnh sát môi trường phải hóa trang, ém quân trong một chiếc xe tải loại 8 tấn giống như xe chở hàng, đi từ TP.HCM lên nơi hoạt động của băng nhóm tội phạm để không bị lộ.

Biết các đối tượng canh cửa “máu” bóng đá Euro, tổ công tác lên phương án “ra tay” khi trận bán kết giữa đội tuyển Pháp - Đức đang diễn ra.

Tới nơi, tổ công tác bất ngờ đạp cửa xe tải, chạy xuống lòng hồ vô hiệu hóa lâm tặc, đồng thời một mũi khác bắt quả tang các đối tượng đang đưa gỗ lậu từ thuyền lên xe tải.

Lúc áp sát các đối tượng dưới lòng hồ thủy điện, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã nổ súng bắn chỉ thiên. Tuy nhiên các đối tượng lâm tặc không chấp hành hiệu lệnh, lại còn có những lời lẽ thách thức “có ngon thì bắn tao đi”.

Khi bị bao vây, nhiều lâm tặc bơi ra giữa lòng hồ tìm đường thoát thân. Để an toàn, tránh nguy hiểm đến tính mạng những người đang bị truy bắt, tổ công tác không quyết liệt truy đuổi mà tổ chức đón lõng bắt giữ khi lâm tặc lên bờ...

Rừng xanh bị tàn phá

Khai thác ban đầu, các đối tượng thừa nhận gần như thực hiện trót lọt hằng ngày với hàng ngàn mét khối gỗ lậu trong khoảng hai năm.

Nhóm lâm tặc cũng cho biết các “thợ rừng” đốn hạ các loại gỗ của rừng phòng hộ ven sông Đồng Nai. Sau đó một nhóm chia nhau cắt xẻ gỗ, thả trôi sông.

Một nhóm khác tập trung tại lòng hồ thủy điện, tập kết gỗ lậu đang trôi rồi đưa lên bờ hồ. Tại bờ hồ luôn có sẵn xe tải loại 3-5 tấn chở gỗ đi tẩu tán hoặc tiêu thụ.

Các đối tượng “lâm tặc” cũng khai nhận hằng ngày di chuyển 20-30m3 gỗ lậu các loại. Nếu còn đủ thời gian thì dùng cưa máy cắt tỉa cho gỗ vuông vức như gỗ được kiểm lâm duyệt, hòng qua mắt các lực lượng chức năng.

Theo quan sát, cách điểm tập kết dưới lòng hồ không xa rừng bị đốn hạ nhiều. Tại các lán trại, tổ công tác kiểm tra, phát hiện hàng loạt loại gỗ quý hiếm được cất giấu nhiều nơi. Ngoài ra còn có cưa máy, mã tấu, kiếm, dao, rựa... để lâm tặc phòng thân khi “đụng” chuyện.

Sau khi bắt quả tang, tổ công tác yêu cầu các đối tượng đưa đến hiện trường khai thác gỗ lậu.

Theo chân lâm tặc, nhiều mảng rừng hoang tàn dần hiện ra, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được băm xé, nằm lăn lóc khắp nơi. Có những cây còn ứa nhựa do bị đốn hạ chỉ cách đó vài ngày.

Tổ công tác cho biết khu vực rừng phòng hộ quanh đây bị khai thác khoảng hai năm dù có nhiều trạm kiểm lâm gần đó.

Địa bàn của các đối tượng hoạt động cũng tiếp giáp nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Nông và cánh rừng Nam Cát Tiên (Đồng Nai) nhưng cơ quan chức năng liên quan “không biết”.

Ai cầm đầu đường dây?

Trong số các đối tượng lâm tặc có nhân vật tên Hà “đen” được mọi người xem là “ông trùm”.

Hiện tổ công tác đang phối hợp với công an địa phương mở rộng điều tra, làm rõ ai là người cầm đầu đường dây, nguồn gỗ lậu được tiêu thụ ở đâu và có ai “tiếp tay” cho những người tàn phá rừng?

(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mật phục bắt quả tang lâm tặc tàn phá rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI