Môi trường » Bảo vệ môi trường
Hệ lụy về môi trường và xã hội trong khai thác khoáng sản
(14:24:41 PM 24/12/2013)Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)
Trong cuộc Tọa đàm chính sách về “Vai trò của các sáng kiến minh bạch trong công tác bảo vệ môi trường”, do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức ngày 24/12, tại Hà Nội, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm cho rằng: Khai khoáng là một trong những loại hình công nghiệp gây nhiều tác động nhất đến môi trường và xã hội. Do đặc thù của công nghiệp khai thác khoáng sản là không thể lựa chọn vị trí dự án, nên một số dự án khai thác phải triển khai trong khu bảo tồn, rừng phòng hộ, hay tại những khu vực có vị trí địa lý nhạy cảm.
Ngoài ra, hoạt động khai khoáng còn chiếm dụng một diện tích rất lớn phục vụ cho các bãi thải và nhiều hạng mục khác. Do đó khai khoáng thường gây tác động môi trường ở phạm vi rộng, có thể kéo dài sau khi kết thúc khai thác. Việc xâm hại môi trường trong khai thác khoáng sản vẫn đã và đang là vấn đề “nóng” khiến người dân trong vùng khoáng sản bức xúc. Mặt khác, các lỗ hổng chính sách và sự yếu kém trong công tác quản lý và thanh tra trên lĩnh vực này, cũng là nguyên nhân chính của sự xâm hại môi trường. Vì vậy, một trong những vấn đề chính sách quan trọng cần được bàn thảo đó là sự minh bạch công tác bảo vệ môi trường và quản trị tài nguyên.
Đề cập về những vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay, ông Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam cho biết: Tác động từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản bao gồm rừng, thủy điện, lòng đất và không gian liên quan đến gỗ, nguồn nước, khoáng sản, đá quý và kim loại, dầu, than, cát và các dải tần. Dẫn đến sự rủi ro của các hồ chứa nước; gây ô nhiễm nguồn nước; mất thảm thực vật và rừng; làm biến đổi địa mạo; gây ra bụi và khí thải và nước thải...
Đơn cử, để sản xuất 1 tấn đồng cần phải loại ra 99 tấn chất thải. Riêng các mỏ khai thác than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam mỗi năm thải vào môi trường tới 18,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, làm ô nhiễm nghiêm trọng một số vùng của tỉnh Quảng Ninh, nhất là vùng Mạo Khê, Uông Bí và Cẩm Phả. Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư trong vùng khai thác.
Trên các mỏ than thường có những hàm lượng cao các nguyên tố kim loại nặng có hại như Pb, Zn, Cd, As, Hg và các nguyên tố phóng xạ...Trên thực tế, địa phương nào có tiềm năng về khoáng sản càng nhiều thì môi trường ở đó càng xuống cấp nhanh. Việc quản lý hoạt động ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường đối với khoáng sản chưa có đầu mối rõ ràng và thống nhất, trong khi số tiền ký quỹ thì Quỹ bảo vệ môi trường do địa phương quản lý hiệu quả thực hiện rất thấp.
Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận xét: Tham nhũng môi trường từ khai thác tài nguyên thiên nhiên đang là một yếu kém chưa có giải pháp khắc phục hiện nay. Vì để an toàn về môi trường, khai thác khoáng sản luôn đòi hỏi chi phí cao hơn cho môi trường làm cho việc khai thác không có hiệu quả kinh tế, hoặc hiệu quả thấp. Đây chính là lý do chủ yếu để các nhà đầu tư tìm mọi cách lẩn tránh các chi phí bảo vệ môi trường. Các nhà kinh tế coi đây là “ăn quỵt” môi trường. Nếu các nhà quản lý không “vững tay” thì có thể bỏ qua, hoặc tham gia vào phương thức này.
Vì vậy, đối với khai thác tài nguyên, công cụ đánh giá môi trường chiến lược và công cụ đánh giá tác động môi trường có vai trò rất quan trọng, gần như là công cụ duy nhất để quản lý tác động môi trường trong khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công cụ này cần tới một môi trường chính sách-pháp luật hợp lý, hệ thống thể chế-tổ chức chặt chẽ, khả năng khoa học-công nghệ cao, nhận thức toàn diện và đầy đủ từ mọi phía về môi trường. Trong đó điểm mấu chốt trong quản lý đánh giá tác động môi trường là hãy trao quyền quyết định cho cộng đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.