»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:06:55 AM (GMT+7)

Hà Nội cần xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng đất làm bãi chứa vật liệu xây dựng trái phép kéo dài

(08:43:59 AM 14/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 140 bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông. Hàng năm, các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương đều tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu đình chỉ, thậm chí tổ chức cưỡng chế hoạt động đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm, song hiện tượng “tái” vi phạm vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho người dân địa phương.

Trên thực tế, hoạt động quản lý bến bãi, trung chuyển vật liệu xây dựng luôn gắn liền với công tác quản lý sử dụng đất của các cấp chính quyền, do vậy sự buông lỏng quản lý, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại trong lĩnh vực này. Trong khi đó, đa số các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không có phép đều hình thành trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, quy mô nhỏ, chủ đầu tư không đủ năng lực nên việc lập hồ sơ xin thuê đất ven sông theo quy định của Luật gặp nhiều khó khăn.

 

[-]Hà[-]Nội[-]cần[-]xử[-]lý[-]dứt[-]điểm[-]tình[-]trạng[-]sử[-]dụng[-]đất[-]làm[-]bãi[-]chứa[-]vật[-]liệu[-]xây[-]dựng[-]trái[-]phép[-]kéo[-]dài[-]


Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Thực tế việc chấp hành các kết luận kiểm tra của các tổ chức, cá nhân vi phạm chưa nghiêm ; việc tổ chức cưỡng chế của UBND cấp xã, phường cũng chỉ thực hiện đối với các công trình xây dựng trái phép trên bãi chứa, còn vật liệu xây dựng trên bãi chứa trái phép chưa có biện pháp xử lý hiệu quả. Những bãi chứa đã giải tỏa vật liệu xây dựng thì hầu hết không thể đưa vào sản xuất nông nghiệp, nên đất đai bị bỏ hoang và luôn tiềm ẩn nguy cơ bị ‘‘tái’’ chiếm dụng làm bãi chứa trái phép.


Đáng lưu ý, nhiều nơi để xảy ra tình trạng vi phạm trong việc sử dụng đất ven sông làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép kéo dài; một số UBND cấp xã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất bãi ven sông làm bãi chứa, trung chuyển dưới hình thức Biên bản tạm giao từng năm hoặc Hợp đồng giao thầu đất để sản xuất nông nghiệp, nhưng lãnh đạo tại địa phương đó chưa bị xử lý nghiêm theo Chỉ thị 04/CT - UBND của thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn.


Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Hùng dẫn chứng cụ thể: Tại địa bàn quận Bắc Từ Liêm, qua kiểm tra 3 phường (Liên Mạc, Thượng Cát, Thụy Phương) có tới 17 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý về đất đai; trong đó có 10 bãi chứa phù hợp với quy hoạch, riêng phường Thụy Phương có 7 bãi chứa không phù hợp quy hoạch . Mặc dù, UBND các phường trên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, yêu cầu chủ bãi chứa buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của thửa đất; đồng thời tổ chức cưỡng chế giải tỏa các công trình xây dựng vi phạm trên đất. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra (tháng 12/2014), các đơn vị vẫn chưa chấp hành hoặc chưa chấp hành triệt để kết luận kiểm tra của chính quyền cơ sở. 


Tương tự, trên địa bàn các xã: Yên Viên, Kim Lan, Trung Màu và Phù Đổng (huyện Gia Lâm), Đoàn kiểm tra phát hiện 7 bãi chứa sử dụng đất dưới hình thức tạm giao đất hàng năm hoặc hợp đồng thuê đất bãi ven sông để sản xuất nông nghiệp ký với UBND xã; 15 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý về đất đai, trong đó có 13 bãi chứa phù hợp với quy hoạch, 2 bãi chứa không phù hợp với quy hoạch . Theo đại diện UBND huyện Gia Lâm, huyện đã tiến hành kiểm tra c ác đơn vị hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng này và các đơn vị chức năng vẫn đang trong quá trình thực hiện theo kết luận kiểm tra. 


Tại huyện Thường Tín, kiểm tra 2 xã Hồng Vân và Ninh Sở cũng có tới 7 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý về đất đai, không phù hợp với quy hoạch. Hoạt động của các đơn vị này đã bị Hạt quản lý đê Thường Tín kiểm tra, lập biên bản vi phạm, ra quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật đê điều và yêu cầu giải tỏa vật liệu xây dựng trên bãi từ đầu tháng 10/2014. Sau đó, Hạt quản lý đê Thường Tín đã có văn bản chuyển hồ sơ đến Chủ tịch UBND các xã Ninh Sở, Hồng Vân để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Song đến thời điểm kiểm tra, các đơn vị, cá nhân vẫn đang hoạt động; UBND xã Ninh Sở, Hồng Vân chưa ra văn bản chỉ đạo, xử lý hành vi vi phạm về lĩnh vực đất đai, đê điều đối với các đơn vị này…


Cũng theo phản ánh của các đơn vị quản lý đê điều, d ọc các tuyến đê được coi là nhiều vi phạm tại huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, quận Bắc Từ Liêm…, hàng ngày những đoàn xe tải có trọng tải lớn chở cát, vật liệu xây dựng từ những bãi trung chuyển, bãi khai thác tự phát, vẫn thường xuyên tấp nập ngược xuôi trong khi mặt đê, mặt đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, trong quá trình vận chuyển, các đơn vị không thực hiện việc phun rửa xe chở cát trước khi rời bến bãi, gây ô nhiễm môi trường.


Để xử lý dứt điểm những vi phạm, tồn tại kéo dài trong hoạt động bến bãi, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND cấp xã, phường hủy bỏ mọi văn bản dưới dạng Hợp đồng, Biên bản tạm giao đất hay hình thức khác cho tổ chức, cá nhân mà trên thực tế đang sử dụng làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép. Đồng thời, phải tiến hành xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể và cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài theo đúng Chỉ thị 04 của thành phố. 


UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện chủ trì, phối hợp với phòng ban chức năng và UBND cấp xã tiến hành rà soát việc sử dụng đất bãi ven sông làm hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn để có biện pháp xử lý dứt điểm, đưa đất vào sử dụng đúng mục đích. Cùng với đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp xã, Hạt quản lý đê thường xuyên kiểm tra hoạt động tập kết cát đen lên bãi chứa ven sông, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với tổ chức, cá nhân tập kết, tiêu thụ cát đen không rõ nguồn gốc.


Có thể thấy, từ cấp chính quyền cơ sở đến các sở, ngành, thành phố Hà Nội đều thẳng thắn thừa nhận những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông trong suốt những năm qua. Đồng thời, các cơ quan chức năng, UBND thành phố cũng nhiều lần ra kết luận, kiến nghị, chỉ đạo xử lý rất cụ thể, kể cả chuyển cơ quan công an xử lý hình sự, điều đó đã thể hiện quyết tâm trong quản lý hoạt động này. Nhưng liệu sự quyết tâm đó có được thực hiện một cách nghiêm túc, kiên quyết, thường xuyên hay chỉ “đánh trống bỏ dùi”, đang đòi hỏi các cấp, các ngành Hà Nội phải vào cuộc tích cực cùng với các chế tài đủ mạnh mới có thể xử lý triệt để vi phạm.

Minh Nghĩa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội cần xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng đất làm bãi chứa vật liệu xây dựng trái phép kéo dài

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI