Môi trường » Bảo vệ môi trường
Gần 11.000ha rừng giao khoán bị chặt phá, lấn chiếm
(10:41:40 AM 03/02/2015)Rừng giao khoán cho Cty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Tín bị đốt, phá.
Tại thôn 4, xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Đắc Lắc), 15 hộ do ông Huỳnh Tấn Hùng làm trưởng nhóm được giao 300ha rừng để quản lý, toàn bộ diện tích này đã bị phá sạch. Ông Hùng cho biết, do diện tích rừng được giao cách nhà 30 - 40km, bà con đi lại tốn kém tiền xăng, mà ít đi thì rừng bị phá nhiều. Nhóm ông Hùng chỉ là một trong 13 nhóm hộ ở xã Ea Bung, được giao tổng diện tích 1.661ha rừng, sau vài năm chỉ còn lại... 600ha.
Còn tại xã Ea Sol (huyện Ea H’leo), 4.000ha rừng được giao cho 428 hộ thuộc cộng đồng 4 buôn vào năm 2006, đến nay cũng có hơn 1.000ha bị chặt trụi. Để giải quyết hậu quả phá rừng, được UBND tỉnh Đắc Lắc và huyện Ea H’leo chấp thuận, các buôn đem đất rừng liên kết với doanh nghiệp, vậy là rừng biến thành vườn... caosu.
Ở huyện Krông Bông, 9.196ha rừng được giao cho 11 cộng đồng thôn/buôn và 37 nhóm hộ quản lý, đến nay có hơn 6.000ha bị chặt trụi - trong đó xã Yang Mao mất 2.274ha, xã Cư Đrăm mất 2.228ha, xã Ea Trul mất 599ha... Thậm chí tại huyện Cư M'gar, chỉ có 692ha rừng được giao cho 84 hộ dân, tính ra mỗi hộ chỉ quản lý 8,2ha, mà sau 2 năm giao khoán cũng có hơn 150ha rừng biến thành nương rẫy.
Không sống nổi bằng nghề rừng, không bảo vệ được rừng, nhiều người dân phải xin trả lại rừng cho Nhà nước. Bà Tạ Thị Dung - đại diện cho nhóm 16 hộ ở thôn 6, xã Cư M'lan (huyện Ea Súp) - vừa đến UBND xã nộp đơn xin trả hơn 223ha rừng cho xã. "Trước tình huống này, lãnh đạo xã cũng không biết xử lý thế nào, bèn vận động người dân rút đơn, chờ tỉnh và trung ương điều chỉnh chính sách hưởng lợi cho phù hợp" - ông Phạm Văn Thước - Chủ tịch UBND xã Cư M'lan - bi hài kể lại.
Về nguyên nhân mất rừng, ông Ksơr Grư - Phó Chủ tịch UBND xã Ea Sol, huyện Ea H'leo - cho biết: “Người dân quản lý rừng có hưởng lợi, nhưng rừng nghèo quá, chẳng có gì để hưởng, nên họ mặc kệ rừng luôn". Còn theo Chi cục Kiểm lâm Đắc Lắc, diện tích này trước do các lâm trường quản lý, khi hết gỗ họ mới chuyển giao cho chính quyền địa phương. Người dân nhận khoán phải chờ 20 - 30 năm, thậm chí 40 năm sau mới được khai thác gỗ, trong khi họ đang cần cái ăn hằng ngày. Riêng với Quyết định 304/2005/QĐ-TTg áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nhận rừng được thêm 100.000 đồng/ha/năm, nhưng tính ra hộ nhận khoán 10ha thì mỗi năm chỉ được 1 triệu đồng, không đáng kể. Do vậy người dân không tâm huyết với rừng, nhận khoán nhưng không lo bảo vệ.
Thừa nhận không hiệu quả
Trong khi ở Đắc Lắc, chính quyền địa phương trực tiếp giao rừng cho cộng đồng thôn/buôn hoặc nhóm hộ theo các quyết định 178, 304 thì tại Đắc Nông, các Cty lâm nghiệp giao khoán cho từng hộ theo Nghị định 135/NĐ-CP và hậu quả cũng nghiêm trọng không kém. Từ năm 2006, 4 Cty lâm nghiệp tại tỉnh này giao khoán hơn 4.000ha rừng và đất lâm nghiệp cho 367 hộ, đến nay gần một nửa đã bị "xóa sổ". Trong đó Cty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Tín mất 1.903ha/2.106ha - khoảng 90% diện tích rừng giao khoán, Cty TNHH MTV Gia Nghĩa 51ha/136ha - 37,5%. Sau nhiều lần tranh chấp suýt đổ máu, ông Nguyễn Đức Biên (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) đành đến trụ sở Cty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Tín thanh lý hợp đồng giao khoán trước thời hạn 30 năm, vì rừng Cty giao cho ông đã bị người khác xâm canh từ lâu.
Cũng tình cảnh này, nhưng ông Nguyễn Trịnh Trãi (xã Đắc Ngo) lại chọn cách giải quyết đưa tiền cho những hộ xâm canh. "Tôi bỏ ra 30 triệu đồng để lấy lại rừng cho Nhà nước, nhưng mới được 8ha thôi, còn 6ha đang bị xâm canh, dù trên hồ sơ là tôi nhận khoán". Mặc dù vậy, các Cty lâm nghiệp đều cho rằng, nguyên nhân mất rừng là do người nhận khoán không có mục đích trồng rừng, bảo vệ rừng. “Quy định là phải trồng rừng, nhưng nhiều hộ lợi dụng chương trình để lấy đất trồng càphê, tiêu, sắn... vì có lợi nhuận cao hơn" - ông Trần Quyết Tâm - Giám đốc Cty TNHH MTV lâm nghiệp Trường Xuân - cho biết. Thậm chí có trường hợp bán luôn đất rừng, như 2 hộ nhận khoán 37ha của Cty TNHH MTV Gia Nghĩa, người mua cuối cùng là ông Trần Quang Vinh ở tỉnh Trà Vinh. Sau khi giao 815/900 triệu đồng, ông Vinh nhận được 2 hợp đồng giao khoán, nhưng khi vào trồng càphê thì bị tranh chấp, phải nhờ cơ quan công an can thiệp.
Sau khi hàng nghìn hécta rừng bị cạo trọc, Sở NNPTNT Đắc Nông mới kiến nghị UBND tỉnh tạm dừng việc giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP để khắc phục hậu quả, trước mắt xử lý trách nhiệm các chủ rừng và hộ nhận khoán vi phạm hợp đồng, thu hồi lại đất rừng. Tại Đắc Lắc, mới đây Sở NNPTNT cũng thừa nhận việc giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ theo các quyết định 178, 304 là không hiệu quả và đề nghị UBND tỉnh dừng triển khai để... nghiên cứu thêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.