Môi trường » Bảo vệ môi trường
Dõi theo tiến độ xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng
(10:34:08 AM 25/04/2013)Khu vực bị nhiễm diôxin nặng nhất tại sân bay Đà Nẵng được xử lý đổ bê tông tạm thời. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Buổi giới thiệu diễn ra trước sự chứng kiến của ông AnLe - Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Joakim Parker - Giám đốc USAID tại Việt Nam, Thiếu tướng Lê Huy Vịnh - Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân...
Đến nay USAID đã ký hợp đồng thứ ba và cũng là hợp đồng cuối cùng thực hiện xử lý nhiệt. Các nhà thầu của USAID đã hoàn tất thi công sân phơi để tập kết an toàn đất và bùn.
Đến nay, khoảng 3.200m3 bùn bị nhiễm bẩn từ khu vực đất ngập phía đông-nam được đưa vào sân phơi để giảm lượng nước trước khi đưa vào mố xử lý. Toàn bộ lượng nước rỉ ra từ sân phơi được thu gom và phân tích trước khi xả ra ngoài.
Các nhà thầu đang tiếp tục thi công kết cấu mố. Tường chắn hiện nay đã đạt đủ chiều cao 7,3 mét, đang lắp đặt một lớp lót bằng nhựa dày trên nền của kết cấu nhằm ngăn chặn nước rò rỉ ra ngoài hoặc nước bên ngoài ngấm vào trong hệ thống xử lý trong giai đoạn vận hành.
Ông Joakim Parker - Giám đốc USAID tại Việt Nam bày tỏ sự hài lòng vì dự án được triển khai đúng tiến độ cũng như sự hợp tác hiệu quả với các cơ quan của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Quốc phòng.
Các bước tiếp theo của dự án là hoàn thành kết cấu xây dựng, đưa bùn đất vào kết cấu đó và nung nóng ở nhiệt độ cao để giảm nồng độ dioxin xuống mức đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Với sự hợp tác tích cực của các bên và tiến độ hiện tại, dự án có thể hoàn thành vào năm 2016. Ông Joakim Parker khẳng định USAID sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đảm bảo người dân Đà Nẵng có đầy đủ thông tin về dự án.
Khu vực sân bay quốc tế Đà Nẵng được đề cập đến như là "điểm nóng" dioxin do mức độ tồn dư dioxin cao trong bùn đất còn sót lại sau chiến tranh. Được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 2011, USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng phối hợp thực hiện xử lý môi trường tại sân bay nhằm mục đích tẩy sạch dioxin và qua đó loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm dioxin.
Với dự án này USAID mong muốn phát triển năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động tương tự tại các khu vực khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.