Môi trường » Bảo vệ môi trường
Đề án kiểm soát túi ni lông khó phân hủy chính thức có hiệu lực
(16:49:05 PM 21/04/2013)Phát túi thân thiện với môi trường miễn phí cho người dân
Mục đích của đề án
Đề án này chủ trương ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi ni lông khó phân hủy có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet nhằm giảm thiểu việc phát sinh chất thải túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt, tạo điều kiên thuận lợi cho việc thu gom, tái chế; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung phí xử lý chất thải đối với túi ni lông khó phân hủy để tăng cường trách nhiệm của người sử dụng; điều chỉnh theo hướng tăng dần mức thuế bảo vệ môi trường đối với sản xuất, nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, đề án cũng nhấn mạnh tới việc tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình; đặc biệt đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo nội dung, hình thức phù hợp…
Đề án cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020, giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt….
Hành động vì môi trường
Theo TS Nguyễn Trung Việt - Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, túi ni lông làm bằng nhựa PVC khi đốt cháy sẽ tạo ra chất dioxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc biệt, dùng túi ni lông màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, ca-đi-min gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu cho túi ni lông xuống cống sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh. Nếu lẫn vào trong đất, túi ni lông sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi...
Chúng ta phải thay đổi thói quen của người Việt Nam bằng cách tuyên truyền, vận động người dân đừng sử dụng quá nhiều túi ni lông mà nên đem theo giỏ xách mỗi khi đi mua hàng.
Nhà nước cần khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra các vật liệu mới thay thế bao ni lông, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu mới này cung cấp đủ và không tăng giá các sản phẩm thay thế đem đến cảm giác an tâm cho người sử dụng.
Các nước trên thế giới áp dụng biện pháp với bao ni lông như thế nào?
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm đối với túi ni lông. Điển hình như Trung Quốc đã cấm sử dụng túi ni lông đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-6-2008. Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi ni lông và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada. Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 3-2002, giảm được tới 90% lượng bao ni lông phát tán ra môi trường.
Với đề án này việc cấm sản xuất các bao ni lông khó phân hủy mang lại cảm giác an toàn cho môi trường, nâng cao được ý thức của người dân trong giữ gìn và bảo vệ môi trường. Hy vọng vào một ngày không xa, người tiêu dùng Việt Nam sẽ hướng tới các vật liệu khác thân thiện với môi trường hơn thay thế hoàn toàn bao ni lông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.