Môi trường » Bảo vệ môi trường
Đánh bắt tôm hùm "khủng"
(11:01:18 AM 03/09/2014)Thuyền trưởng Craigt là một trong 5.900 người được cấp phép đánh bắt tôm hùm ở Maine (Mỹ). Công việc của họ khá vất vả, họ thường bắt đầu ra khơi từ 4h30 sáng.
Tới khoảng 6h, thuyền trưởng Craig bắt đầu xác định vị trí để đặt bẫy tôm.
Theo luật khai thác hải sản của Maine, mỗi chiếc thuyền đánh bắt tôm hùm được giới hạn đặt 800 bẫy mỗi ngày.
Những chiếc bẫy được kết nối với nhau bằng một dây thừng. Thông thường sẽ có 8 bẫy trong được đặt cùng 1 nơi, kèm theo đó là một cái phao với một màu duy nhất để dễ nhận biết. Màu sắc phao của ông Craig là cam, vàng và trắng. Màu sắc phao cũng được quy định theo giấy phép đăng ký.
Để hạn chế số lượng giấy phép khai thác tôm hùm, chính quyền Maine yêu cầu người đăng ký phải trên 18 tuổi và phải thực tập 2 năm với đơn vị khai thác tôm hùm có kinh nghiệm. Tuy nhiên, một người muốn có được tấm giấy phép khai thác tôm hùm cần phải mất nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ để chờ đợi những người đánh bắt tôm hùm lâu năm về hưu. Tim (ảnh: bên trái), 35 tuổi, thuộc danh sách những người tập sự phải chờ đợi ít nhất 7 đến 10 năm sau khi anh hoàn thành thời gian tập sự với thuyền trưởng
Tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) hay còn gọi là tôm hùm Maine, có hai 'móng vuốt' khổng lồ phía trước chứa rất nhiều thịt. Loài tôm này xuất hiện nhiều nhất ở Vịnh Maine, nổi tiếng với bờ đá và bến cảng ấm cúng, tạo cho các sinh vật nước lạnh nhiều điểm để đào hang và trú ẩn. Phần lớn tôm hùm ở Maine bị bắt từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 12.
Các ngư dân Maine thường thích đánh bắt tôm hùm vỏ mềm từ giữa tháng 7 đến tháng 10, thời điểm tôm hùm đang hoạt động và lột xác. Đa phần khách hàng đều thích tôm hùm vỏ mềm bởi lớp vỏ của chúng sẽ dễ bóc hơn và thịt được cho là mềm và ngọt hơn so với thịt từ một con tôm hùm vỏ cứng. Tuy nhiên, chúng lại không có giá trị cao với đại lý kinh doanh bởi chúng quá mong manh để vận chuyển.
Những người đánh bắt tôm hùm đều phải tuân thủ quy định khai thác hải sản. Theo đó, những con tôm chưa đủ kích thước trưởng thành hoặc tôm cái đang mang trứng dưới đuôi đều được thả trở lại vào đại dương để duy trì giống nòi.
Những con tôm nhỏ và tôm cái có trứng đều được phóng sinh về biển cả.
Họ cũng được học cách phân biệt giữa tôm đực và tôm cái để tránh khai thác nhầm những con tôm còn sinh sản.
Những chiếc lồng bẫy tôm được thả xuống biển sẽ được vớt lên vào ngày hôm sau với đầy tôm cá.
Tôm thu hoạch được cho vào một chiếc thùng nhựa lớn để vận chuyển về đại lý kinh doanh.
Theo thuyền trưởng Craig, mỗi ngày ông phải đánh bắt được 68 kg tôm mới đủ tiền trang trải chi phí nhiên liệu và mồi bẫy.
Sau khi chi trả hết các khoản phí, ông Craig được cầm về nhà 156,60 USD (khoảng 3,3 triệu đồng) mỗi ngày. Trong những năm 1990 đến đầu những năm 2000, Craig nói rằng ông đã có thể kiếm được số tiền tương đương khoản tiền lương cho cả một năm chỉ trong 6 tháng, nhưng bây giờ, điều đó là không thể bởi giá tôm quá thấp.
Mặc dù vậy, vị thuyền trưởng này tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ công việc. 'Đây là cách sống của tôi và tôi thích đánh bắt tôm. Và tôi sẽ tiếp tục làm cho đến khi tôi không thể làm được nữa', ông nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.