»

Thứ hai, 20/01/2025, 20:57:20 PM (GMT+7)

Dân “kêu cứu” với Bộ TN-MT về Công ty nấu dầu gây ô nhiễm ở Nam Định

(17:34:12 PM 16/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Biết đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường về địa phương mình làm việc, người dân xã Nghĩa An, huyện Nam Trực đã đồng loạt kéo đến “kêu cứu” với đại diện Bộ này về việc công ty TNHH Tùng Dương nấu dầu gây ô nhiễm môi trường.

[-]Dân[-]“kêu[-]cứu”[-]với[-]Bộ[-]TN-MT[-]về[-]Công[-]ty[-]nấu[-]dầu[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]Nam[-]Định
Công ty TNHH Tùng Dương


Ngày 14/5, biết tin đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) về xã mình làm việc, hàng trăm người dân xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã cùng nhau tạm gác lại công việc thường ngày, kéo đến trụ sở UBND xã để đối thoại trực tiếp với đại diện Bộ TN-MT về việc công ty TNHH Tùng Dương nấu dầu gây ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống, sức khỏe của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân xã Nghĩa An, công ty TNHH Tùng Dương đóng trên địa bàn xã bắt đầu hoạt động vào tháng 8/2008, chủ yếu là tái chế các loại dầu mỡ phế thải. Từ lúc công ty này đi vào hoạt động cũng là lúc người dân trong xã lâm vào cảnh “khốn khổ trăm bề”. Mỗi khi công ty này hoạt động, người dân các xóm của xã Nghĩa An phải hít thở không khí bị ô nhiễm nặng, tỏa ra từ các ống khói các lò đốt dầu.

Nhiều người dân bức xúc trình bày: “Cứ lúc nào công ty Tùng Dương tái chế dầu mỡ phế thải là dân chúng tôi lãnh đủ, gió tây, gió may thì dân Nghĩa An chúng tôi, còn gió đông nam thì người dân xã Cốc Thành, huyện Vụ Bản bên sông Đào chịu trận”.

Theo người dân trong xã trình bày, ngoài việc phải gánh chịu nguồn không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc nấu dầu của công ty Tùng Dương, người dân còn vô cùng lo lắng, bất an trước việc nhà máy nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã và 6 xã khác của huyện Nam Trực được đặt ngay gần các lò đốt dầu của công ty này.

Người dân xã Nghĩa An còn cho rằng, chính việc công ty Tùng Dương nấu dầu gây ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe của họ. Để chứng minh điều này, trong cuộc đối thoại với đại diện Bộ TN-MT, người dân trong các xóm 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21 xã Nghĩa An, nơi sống gần với lò nấu dầu thải công ty Tùng Dương đã đưa ra hàng trăm bộ bệnh án, đều là bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu… để minh chứng.

Ông Đoàn Xuân Điều, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh xóm 16 bức xúc: “Hơn nửa số người bị bệnh, bị chết vì ung thư của cả xã đều nằm ở mấy xóm bao quanh lò nấu dầu. Mới chỉ hơn 5 tháng đầu năm nay, ở các xóm này lại có thêm 6 người mất vì ung thư”.

Ông Đỗ Lăng Côn - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nghĩa An cho biết, trước năm 2010, mỗi năm xã chỉ có 2, 3 người chết vì bệnh ung thư, sau đó con số người chết vì ung thư ở xã tăng rất nhanh. Năm 2012, có 11 người, năm 2013 và 2014 đều có 14 người chết vì ung thư… Bên cạnh đó, số lượng người mắc ung thư rất cao, lên tới vài chục người. Ngoài ra, lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp, da liễu cũng tăng ở mức báo động. Bình quân mỗi tháng khoảng 200 ca.

Ông Côn cho biết: “Chúng tôi không có đủ điều kiện để đo đạc, xác định. Nhưng chắc chắn khói, nước thải từ lò tái chế dầu thải của công ty TNHH Tùng Dương góp phần quan trọng gây ra tình trạng bệnh tật trên”.

Thấy việc nấu dầu của công ty Tùng Dương làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống, người dân đã làm đơn gửi lên các cấp chính quyền, nhưng không thấy hồi âm. Đặc biệt chính người dân phát hiện ra lò nấu dầu thải này chưa được cấp phép, hoạt động bất hợp pháp và báo với chính quyền huyện, xã nhưng cũng không thấy chính quyền có giải pháp gì.

Ông Đặng Văn Điều khẳng định: “Vào tháng 8/2008 công ty này bắt đầu đi vào hoạt động, chúng tôi có đủ giấy tờ chứng minh đến ngày 3/8/2009 công ty Tùng Dương mới ký hợp đồng thuê đất và đến tận 10/2/2005 vừa qua mới được Tổng cục môi trường cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Như vậy, công ty này có tới hơn 7 năm hoạt động không phép”.

Bà Nguyễn Thị Việt (55 tuổi), ở xóm 15 bức xúc: “Chính quyền không thể không biết việc lò nấu dầu thải này hoạt động không phép được, vì ngoài đơn từ, phản ánh của nhân dân chúng tôi, lò nấu dầu thải này còn bị Cảnh sát môi trường phạt tới 4 lần vì vi phạm môi trường. Tuy nhiên, dân gửi đơn lên xã thì xã bảo trách nhiệm của huyện, lên huyện thì huyện bảo tỉnh, đợi hàng tháng gặp được tỉnh thì tỉnh bảo thẩm quyền của Tổng cục môi trường”.

Quá bức xúc, trong khi cơ quan chức năng vẫn “bặt vô âm tín” sáng ngày 10/5 hàng trăm người dân xã Nghĩa An đã tập trung trước cổng công ty TNHH Tùng Dương xây tường lấp cổng ra vào công ty nhằm phản đối hoạt động tái chế dầu mỡ phế thải.

Đến ngày 14/5, người dân Nghĩa An mới gặp được đại diện Bộ TN-MT để kêu cứu. Sau khi nghe bà con bày tỏ, ông Nguyễn Thành Yên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải (Tổng Cục Môi trường, Bộ TN-MT) thông báo “Tại thời điểm ngày 24/10/2014, kiểm tra của Tổng cục Môi trường tại lò nấu dầu thải của công ty Tùng Dương cho kết quả đủ điều kiện cấp phép”.

Ông Yên cũng khẳng định “Nếu khói đen, có mùi khét và xả thải như dân phản ánh thì lò nấu dầu thải này chắc chắn không đủ tiêu chuẩn. Khi có thông tin về việc công ty này gây ô nhiễm môi trường, vào đầu tháng 2/2015, chúng tôi đã 3 lần có công văn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định xác minh. Cả 3 lần Sở này đều khẳng định là lò nấu dầu thải trên đủ điều kiện nên Cục mới quyết định cấp phép vào ngày 10/2/2015”.

Khi người dân nêu ra kiến nghị về việc đóng của, rút phép lò nấu dầu thải của công ty Tùng Dương, ông Yên cho biết: “Tôi không đủ thẩm quyền nhưng sẽ báo cáo với Bộ để có phương án”…

Sau khi nghe đại diện Bộ TN-MT thông báo, nhiều
người dân thất vọng khi biết phải tiếp tục “chờ và đợi” mà không rõ lời “kêu cứu” của mình có “thấu” hay không?



[-]Dân[-]“kêu[-]cứu”[-]với[-]Bộ[-]TN-MT[-]về[-]Công[-]ty[-]nấu[-]dầu[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]Nam[-]Định
Ngày 10/5 người dân đã xây tường lấp cổng ra vào công ty Tùng Dương nhằm phản đối hoạt động tái chế dầu mỡ phế thải

[-]Dân[-]“kêu[-]cứu”[-]với[-]Bộ[-]TN-MT[-]về[-]Công[-]ty[-]nấu[-]dầu[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]Nam[-]Định
Hàng trăm người dân tạm gác lại công việc, kéo đến trụ sở UBND xã để đối thoại trực tiếp với đại diện Bộ TN-MT

[-]Dân[-]“kêu[-]cứu”[-]với[-]Bộ[-]TN-MT[-]về[-]Công[-]ty[-]nấu[-]dầu[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]Nam[-]Định
Người dân lại tiếp tục chờ quyết định sau buổi đối thoại với đại diện Bộ TN-MT

Đức Văn/DT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân “kêu cứu” với Bộ TN-MT về Công ty nấu dầu gây ô nhiễm ở Nam Định

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI