»

Chủ nhật, 19/01/2025, 16:49:41 PM (GMT+7)

Đà Nẵng: Phá rừng Sơn Trà làm khu nghỉ dưỡng

(23:02:04 PM 17/03/2017)
(Tin Môi Trường) - Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng nhưng rừng Sơn Trà đang bị đào xới, băm nát để xây khu nghỉ dưỡng

Đà[-]Nẵng:[-]Phá[-]rừng[-]Sơn[-]Trà[-]làm[-]khu[-]nghỉ[-]dưỡng

Bán đảo Sơn Trà đang bị cày xới, băm nát để xây khu nghỉ dưỡng khiến người dân bức xúc
 
Nhiều ngày qua, dư luận TP Đà Nẵng xôn xao trước thông tin một công trình tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đang được xây dựng ở khu vực núi Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Công trình nói trên do Công ty CP Biển Tiên Sa (số 7-9 Yết Kiêu, quận Sơn Trà) làm chủ đầu tư.
 
Bảo vệ nghiêm ngặt
 
Hiện công trình đang được bảo vệ nghiêm ngặt ở tất cả cổng ra vào, bảo vệ túc trực 24/24 giờ, có rào chắn và biển cấm xâm phạm. Ở phần tiếp giáp với biển, đơn vị thi công cũng cử người bảo vệ không cho người lạ xâm nhập.
 
Nhìn từ xa, rừng Sơn Trà loang lổ từng vạt. Cây rừng bị đốn hạ và máy móc san ủi để tạo mặt bằng. Nhiều công nhân đang làm việc ở bên trong. Trước 2 cổng đi vào công trình cũng không có bảng thông báo chi tiết công trình và thiết kế.
 
“Các anh muốn liên hệ làm việc thì phải trình giấy giới thiệu và gửi công văn rồi chúng tôi báo cáo cấp trên cung cấp thông tin. Chúng tôi là bảo vệ, được lệnh không cho người lạ vào trong công trình” - một bảo vệ công trình cho biết.
 
Theo nhiều người dân, công trình này bắt đầu thi công khoảng 3 tháng qua. Đây cũng là thời điểm UBND quận Sơn Trà và TP Đà Nẵng bắt đầu triển khai, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép lấn chiếm khu vực bán đảo Sơn Trà. UBND quận Sơn Trà đã ra quyết định buộc 68 công trình vi phạm phải tự tháo dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
 
“Tôi thấy chính quyền đang muốn bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh thái cho Sơn Trà, ngôi nhà của loài voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Người dân chúng tôi ủng hộ việc này và sẽ tự nguyện tháo dỡ. Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng thắc mắc tại sao một công trình lớn, gây ảnh hưởng như vậy lại được thi công hoành tráng với hàng chục công nhân cùng máy móc thiết bị hiện đại” - ông Lê Thiết, một người dân quận Sơn Trà, thắc mắc.
 
Địa phương không vào được
 
Ông Huỳnh Văn Hùng, Chánh văn phòng UBND quận Sơn Trà, xác nhận đây là khu tổ hợp khách sạn, nghỉ dưỡng do Công ty CP Biển Tiên Sa làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, ông thừa nhận không nắm rõ quy mô công trình, bản vẽ thiết kế, diện tích… và thừa nhận chưa từng vào kiểm tra xem họ có làm đúng giấy phép hay không.
 
“Chúng tôi đã đến liên hệ để vào kiểm tra nhưng bảo vệ không đồng ý. Họ yêu cầu gửi công văn thông báo trước để lãnh đạo công ty bố trí thời gian làm việc. Họ đang đào xới đất ở rừng Sơn Trà thuộc bán đảo Sơn Trà. Đây là sự thật. Chúng tôi đã làm công văn đề nghị Sở Xây dựng phối hợp kiểm tra. Công trình xây dựng trên đất thuộc địa bàn quận nên chúng tôi cần kiểm tra để biết họ đang làm gì, làm thế nào, có đúng ranh giới được phép, có được cho phép hay không” - ông Hùng nói.
 
Trước đó, Chính phủ cũng vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, bán đảo Sơn Trà sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia với chỉ tiêu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, năm 2030 đón trên 4,6 triệu lượt khách du lịch.
 
Chính quyền TP Đà Nẵng thời gian qua cũng xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, xâm hại rừng Sơn Trà. Mới nhất, 65 công trình xâm lấn bán đảo Sơn Trà đã bị UBND quận Sơn Trà ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
 
Chiều 17-3, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết đang tổ chức họp nên chưa thể trả lời các câu hỏi về dự án này. Sở Xây dựng sẽ phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra công trình vào sáng 18-3.
Theo BÍCH VÂN/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đà Nẵng: Phá rừng Sơn Trà làm khu nghỉ dưỡng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI