Môi trường » Bảo vệ môi trường
Cộng đồng cùng tham gia bảo vệ và chia sẻ lợi ích rừng từ Vườn Quốc gia Bạch Mã
(07:50:16 AM 02/02/2015)Ảnh minh hoạ
Vườn Quốc gia Bạch Mã có hệ thực vật đa dạng và phong phú bao gồm hai kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Rừng ở độ cao trên 900m là rừng giàu với 2.147 loài chiếm khoảng 1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 86 loài được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng; trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, thống kê có tới 1493 loài động vật gồm 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng, trong đó có 68 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong tổng số 37.487 ha rừng của Vườn Quốc gia Bạch Mã cần được quản lý và bảo vệ, huyện miền núi Nam Đông chiếm tới 24.605 ha. Để bảo vệ rừng ở vùng đệm này, từ năm 2014, Vườn Quốc gia Bạch Mã đã đầu tư cho 14 thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng để hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cho các hộ gia đình khó khăn, có nguồn thu chủ yếu dựa vào rừng. Bên cạnh đó, nguồn vốn còn được sử dụng để xây dựng hệ thống nước sạch và làm kênh mương thủy lợi cho người dân một số thôn.
Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, cùng với nguồn vốn được hỗ trợ, huyện Nam Đông còn kết hợp với một số dự án như chính sách làm giàu rừng, phát triển lâm sản dưới tán rừng… cũng như tiến hành ký cam kết với người dân sống trong vùng đệm bảo vệ rừng, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Bạch Mã, vừa góp phần đem lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đồng thời nâng cao đời sống người dân, tiến tới chuyển đổi nghề nghiệp cho một số người dân sống chủ yếu dựa vào rừng.
Đối với việc chia sẻ lợi ích rừng, hiện đã có 236 hộ dân đăng ký tham gia phương án chia sẻ lợi ích, được tập huấn thu hái bền vững lâm sản ngoài gỗ và được phân vùng quản lí, khai thác dưới sự giám sát của hội đồng quản lý bảo vệ rừng. Trong 7 loại lâm sản ngoài gỗ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, đã có 5 loại được người dân ở đây khai thác hiệu quả để bán ra thị trường hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, bao gồm: Mây, mật ong, nấm linh chi, măng và ốc suối. Trong đó, mây và mật ong là hai sản phẩm có trữ lượng khai thác lớn và mang lại thu nhập cao cho người dân, đa phần người dân đã đáp ứng được quy trình kỹ thuật khai thác bền vững, đảm bảo duy trì tái sinh cho năm sau.
Bên cạnh việc hưởng lợi từ lợi ích rừng, người dân còn thể hiện trách nhiệm của mình trong nâng cao ý thức về quản lý, bảo vệ rừng. Các hộ đăng kí phương án đã thực hiện nghiêm túc việc khai thác và tham gia quản lý lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi được giao. Những tác động tiêu cực, gây áp lực lên tài nguyên rừng cũng giảm đáng kể, số vụ vi phạm săn động vật và khai thác gỗ trái phép đã giảm 50% so với các năm trước khi chưa thực hiện dự án. Điều đặc biệt, một số người dân còn hỗ trợ lực lượng kiểm lâm trong việc tuần tra, giám sát, bảo vệ rừng; thông tin về các đối tượng săn bắt thú rừng, khai thác gỗ trái phép, hay ngăn chặn các hành vi khai thác, đào đãi vàng, khoáng sản…
Trong năm 2014, đã có 30 trường hợp cung cấp tin báo và nhắc nhở, cảnh báo người ngoài địa phương không được vào thu hái lâm sản ngoài gỗ, cũng như khai thác, sử dụng tài nguyên trong rừng đặc dụng. Từ đó, Vườn Quốc gia Bạch Mã phối hợp xử lý 30 vụ vi phạm lâm luật, phạt tiền 22,5 triệu đồng và tịch thu gần 24 m3 gỗ khai thác trái phép...
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng cùng tham gia bảo vệ và chia sẻ lợi ích rừng từ Vườn Quốc gia Bạch Mã
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.