»

Chủ nhật, 19/01/2025, 21:57:13 PM (GMT+7)

Cần hướng dẫn người dân khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật

(16:41:56 PM 20/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay nắng nóng, khô hạn đã làm hàng trăm công trình thủy lợi ở Tây Nguyên cạn kiệt nước. Hàng loạt doanh nghiệp, hộ dân đã phải thuê người khoan giếng khai thác nguồn nước ngầm để chống hạn, cứu các loại cây trồng.

Tuy nhiên, điều cần nói hơn là các đơn vị, cá nhân khai thác nguồn nước ngầm không đúng kỹ thuật, không đúng quy hoạch gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm cho nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên ngày càng suy giảm.

 

Cần[-]hướng[-]dẫn[-]người[-]dân[-]khai[-]thác[-]nguồn[-]nước[-]ngầm[-]đúng[-]kỹ[-]thuật

Cần hướng dẫn người dân khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật -Ảnh minh họa: TL


Anh Nguyễn Văn Liệu, ở thôn 2C, xã Ea H’Leo, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) cho biết, gia đình có 2.000 trụ tiêu, vụ này dự tính cho thu hoạch 8 tấn tiêu hạt khô. Tuy nhiên, do thiếu nước, vườn tiêu của gia đình đang bị héo dần. Từ trước Tết Nguyên đán 2016 đến nay, anh đã đầu tư đào giếng sâu 40 mét nhưng không có nước nên đành bỏ. Sau đó, gia đình tiếp tục đầu tư 230 triệu đồng thuê thợ khoan 5 giếng, mỗi giếng sâu từ 60 mét trở lên nhưng nguồn nước cũng chỉ đủ để tưới cầm chừng cho vườn tiêu.

Ở thôn 2B, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, gia đình anh Ngô Văn Trí có 1,5 ha hồ tiêu sắp cho thu hoạch cũng đang có nguy cơ chết héo. Anh Trí đã đầu tư 140 triệu đồng thuê thợ khoan một giếng sâu trên 70 mét nhưng vẫn không có nước.

Địa bàn tỉnh Đắk Lắk có hàng trăm hộ dân ở các huyện Krông Năng, Krông Búk, Cư M’gar cũng đầu tư cả trăm triệu đồng khoan giếng khoan sâu từ 60 mét trở lên nhưng cũng không tìm ra nguồn nước để chống hạn cho cây cà phê…Nhiều nơi ở các tỉnh Tây Nguyên, các hộ dân sau khi đào giếng sâu từ 40 mét trở lên lại tiếp tục thuê thợ khoan sâu xuống thêm vài chục mét hoặc khoan ngang để tìm nguồn nước chống hạn cho cây cà phê, hồ tiêu.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hàng loạt các đơn vị, hộ dân ở Tây Nguyên khoan khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi, tuy nhiên vẫn chưa có đơn vị chức năng nào giám sát, kiểm tra, ngăn chặn, hoặc hướng dẫn khai thác cho đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy hoạch.

Từ thực tế trên, các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, kiểm tra lại các giếng khoan, giếng đào, các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới mặt đất để tổ chức hướng dẫn, cấp phép hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành khoan giếng phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước.

Quang Huy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Cần hướng dẫn người dân khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật

  • NGUYỄN THỊ KIM LOAN (20:20:07 PM 21/03/2016)GÓP Ý KIẾN

    Tôi thấy những thông tin mà Tin Môi Trường đưa lên thật sự rất hữu ích và có mục đích tuyên truyền, giáo dục mọi cá nhân, gia đình và tập thể, những thông tin rất hay... Tuy nhiên, nếu Tin Môi Trường có thể nêu cụ thể hơn nữa thì sẽ có sức thuyết phục hơn nữa! Chẳng hạn như, Bài CẦN HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC NGẦM ĐÚNG KỸ THUẬT nếu như Tin Môi Trường đưa lên cách hướng dẫn thì người đọc sẽ biết là à như thế, Và kiến thức đó sẽ đưa tới bạn đọc nhanh hơn là phải chờ chính quyền địa phương tuyên truyền!.... :) Cảm ơn Tin Môi Trường đã đọc ý kiến của mình ạ!

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần hướng dẫn người dân khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI