»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:09:01 AM (GMT+7)

Các lãnh đạo trong khu vực sông Mê Công đề xuất đẩy nhanh hợp tác và bảo vệ khi họp với tân Giám đốc Điều hành MRC

(09:34:59 AM 18/03/2022)
(Tin Môi Trường) - Để bảo vệ tốt hơn dòng sông lớn nhất Đông Nam Á, tân Giám đốc Điều hành Ban Thư ký Ủy hội Sông Mê Công Quốc tế (MRC) hiện đang thực hiện các chuyến công du để lắng nghe trực tiếp các quốc gia thành viên chia sẻ về ưu tiên của mỗi quốc gia - đặc biệt là để giảm thiểu các mối đe dọa gia tăng đối với cuộc sống và sinh kế.

Là Giám đốc Điều hành MRC có quốc tịch Lào đầu tiên được bổ nhiệm vào tháng 1 năm nay, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun đã có chuyến viếng thăm Campuchia và Việt Nam trong tháng này để họp trực tiếp với quan chức cấp cao của các quốc gia này về hợp tác Mê Công. Ngoài mong muốn khắc sâu quan hệ đối tác quốc tế và khu vực, hoạt động này còn một ưu tiên quan trọng là mở rộng nỗ lực giám sát và đo lường xem các dự án phát triển kinh tế, dự án hạ tầng liên quan tới tài nguyên nước, và biến đổi khí hậu - gồm cả việc gia tăng lũ lụt và hạn hán - ảnh hưởng thế nào đến nhiều triệu người sống ở Hạ lưu sông Mê Công.

 
Tiến sĩ Anoulak, với hơn một thập kỷ kinh nghiệm làm việc trong Ban thư ký MRC trước khi được nhất trí bầu làm Giám đốc Điều hành thứ 3 trong tháng 1 vừa qua, cho biết: “Các cuộc thảo luận mở này sẽ giúp tôi tiến hành một chương trình làm việc có tác động lớn hơn cho Lưu vực và phù hợp cao với các ưu tiên của khu vực và quốc gia.” “Chúng ta phải đổi mới sáng tạo, để MRC phát triển thành một chủ thể vững mạnh cấp khu vực, được trang bị công nghệ hiện đại và kiến thức tân tiến nhất, cung cấp các dịch vụ kịp thời cho các quốc gia và người dân.” 
 
Các[-]lãnh[-]đạo[-]trong[-]khu[-]vực[-]sông[-]Mê[-]Công[-]đề[-]xuất[-]đẩy[-]nhanh[-]hợp[-]tác[-]và[-]bảo[-]vệ[-]khi[-]họp[-]với[-]tân[-]Giám[-]đốc[-]Điều[-]hành[-]MRC
Ảnh: TL
 
MRC gồm bốn quốc gia được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động phát triển liên quan đến sông Mê Công là: Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam, cũng như 2 quốc gia láng giềng ở thượng nguồn phía Bắc có vai trò đặc biệt là Trung Quốc và Myanmar. Mỗi trong số sáu quốc gia này đều có lợi ích quốc gia riêng, có những ưu tiên cụ thể, với những thách thức riêng, điều này khiến cho việc hợp tác trở nên phức tạp nhưng đồng thời sẽ rất hữu ích.
 
Vào ngày 2 tháng 3, Tiến sĩ Anoulak đã có phiên làm việc tại Phnom Penh với ông Lim Kean Hor, Chủ tịch và ông Te Navuth, Phó Chủ tịch thường trực của Ủy ban Sông Mê Công Campuchia. Ông Lim đã đề cập việc cần phải quan trắc và chia sẻ thêm dữ liệu thủy văn, để đánh giá chính xác ảnh hưởng của lưu lượng nước thấp hay cao đối với tình hình kinh tế - xã hội của khu vực. Để góp phần xây dựng bức tranh tổng thể rõ ràng hơn, từ năm 2020, ngoài dữ liệu mùa mưa, Trung Quốc đã bắt đầu chia sẻ dữ liệu mùa khô của mình. Tuy nhiên, MRC cũng nên đảm nhận vai trò đi đầu trong việc tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn, bằng cách lắp đặt thêm các trạm quan trắc trên các nhánh sông Mê Công.
 
Ông Lim, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia, Thành viên Hội đồng Ủy hội MRC từ Campuchia cho biết: “Khi có nhiều dữ liệu hơn, trong khoảng thời gian dài hơn, chúng ta có thể thiết lập các xu hướng rõ ràng, dự đoán các mô hình tương lai và triển khai một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả”. “Trên cơ sở hiểu biết chung đó, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp ngắn hạn và trung hạn hiệu quả cao hơn.” 
 
Sau đó, vào ngày 10 tháng 3, Tiến sĩ Anoulak đã có cuộc họp tại Hà Nội với Tiến sĩ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Thứ trưởng Lê Công Thành. Bộ trưởng Hà, Thành viên Hội đồng Ủy hội MRC từ Việt Nam, đã đề xuất MRC khẩn trương tìm hiểu các giải pháp năng lượng thân thiện với môi trường hơn - ngoài việc sử dụng thủy điện hiện tại – và khuyến nghị về các dự án lớn trong tương lai mà qua đó các thành viên MRC hợp tác để cùng giải quyết những thách thức trong tương lai.
 
Tương tự như ý kiến của Bộ trưởng Lim Kean Hor trước đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh cần củng cố quan hệ vững chắc giữa các thành viên MRC, cũng như các đối tác như Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mê Công (ACMECS), Hợp tác Mê Công – Lan Thương (LMC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và các quốc gia như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản.
 
Bộ trưởng Hà nói: “Chúng tôi muốn đảm bảo duy trì các quan hệ hợp tác này, vì đó là điều làm cho Lưu vực của chúng ta được kết nối, thịnh vượng và an toàn”. “Trong quá trình này, MRC sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu cho các lưu vực sông khác về hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước xuyên biên giới.”
 
Tiến sĩ Anoulak đã họp với các nhà lãnh đạo CHDCND Lào tại thủ đô Viên Chăn, nơi đặt trụ sở chính của MRC. Sắp tới, đoàn công tác của ông đang lên kế hoạch viếng thăm Bangkok để họp với các đại diện của Thái Lan, cũng như tới Bắc Kinh để họp với các đối tác Trung Quốc.
 
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các lãnh đạo trong khu vực sông Mê Công đề xuất đẩy nhanh hợp tác và bảo vệ khi họp với tân Giám đốc Điều hành MRC

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI