»

Thứ hai, 25/11/2024, 13:16:37 PM (GMT+7)

Bình Định:Lũ bùn hại người dân

(08:28:52 AM 17/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Người dân mất trắng mùa màng, nhà cửa có nguy cơ bị vùi lấp bởi việc thi công cẩu thả của Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite

 Ông Võ Huỳnh - Bí thư Đảng ủy xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - cho biết gần 1 tuần qua, lãnh đạo xã đã liên tục kiến nghị lên huyện, tỉnh có biện pháp can thiệp trước việc Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite (Bình Định) khai thác đá ở núi Hòn Chà gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

 

Ô nhiễm môi trường trầm trọng

 

Từ Quốc lộ 1A men theo núi Hòn Chà đến xóm 4, thôn Cảnh An, xã Phước Thành chỉ hơn 5 km nhưng đi xe máy phải mất hơn 1 giờ. Nhiều đoạn đường bùn ngập hơn nửa bánh xe, phải lội bộ. “Lâu rồi dân ở đây không còn mang giày dép. Dù có đám tiệc cũng chỉ có thể đi ủng bởi bùn ngập thế này, giày dép nào chịu nổi” - bà Trương Thị Huệ vừa dẫn đường vừa chỉ những mảnh ruộng, vườn bị bùn ngập đỏ giờ đã bỏ hoang.

 

Hai năm qua, kể từ ngày Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite được UBND tỉnh Bình Định cấp phép khai thác đá granite ở phía Tây núi Hòn Chà thì đời sống của gần 70 hộ dân xóm 4 sống ở chân núi rơi vào cảnh túng quẫn. Nhà bà Huệ có 5 sào ruộng ở cánh đồng Hóc Cổng nhưng giờ đã bỏ hoang. Vườn nhà rộng hơn 1 sào nhưng cũng chẳng nuôi trồng gì được khi bùn ngập quá đầu gối. “Cả đàn gà hơn 50 con kéo nhau đi ăn rơi hết xuống bùn, giờ chẳng còn con nào” - bà Huệ rầu rĩ nói. Cánh đồng Hóc Cổng rộng khoảng 20 ha song thưa thớt chỉ vài thửa ruộng trên cao còn có thể trồng lúa, số còn lại thì người dân nơi đây cho biết “cỏ mọc còn không nổi nói chi là lúa”.
 
Lúa sống không nổi khi bị bùn đất tràn ngập các mảnh ruộng
 

Để khai thác đá, Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite đã cho xe cơ giới moi lòng núi và đổ đất tràn lên sườn núi. Khi mưa lớn, lớp đất này bị cuốn tràn xuống chân núi, lấp hết ruộng vườn, nhà cửa của người dân. Chưa hết, số bùn đất thải ra trong quá trình khai thác của công ty này cùng với 2 công ty khác đang khai thác ở phía Bắc núi Hòn Chà là Công ty CP Khoáng sản và Năng lượng An Phú và Công ty TNHH Phú Tài đã đổ tràn xuống sông Hà Thanh. “Dòng sông này đã cạn đi nhiều rồi. Cứ đà này, sông cũng sẽ chết” - ông Nguyễn Văn Chẻn, xóm trưởng xóm 4, thôn Cảnh An, nói. Nguy hiểm hơn cả vẫn là việc các giếng nước sinh hoạt của người dân xóm 4 cũng bị bùn đất, bột đá và hóa chất (dùng để phá đá) từ trên núi tràn vào, không thể sử dụng được. Mặc dù Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite chữa cháy bằng cách hỗ trợ người dân khoan 12 giếng bơm nhưng khi bơm lên, nước đục ngầu, không thể sử dụng.

 

Đánh cược mạng sống

 

Ở lưng chừng chân núi Hòn Chà, Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite đã đào những cái hố sâu để chứa bùn thải, phần lớn đã lấp đầy. Theo nhiều người dân ở đây, các hồ bùn ấy là những cái bẫy chết người. “Các hố bùn lấp đầy trông bình thường như đám ruộng sình. Người qua lại không biết, lỡ sa chân xuống đó thì coi như mất mạng” - bà Nguyễn Thị Kim Oanh (60 tuổi, ngụ xã Phước Thành) bức xúc. Mới đây, 2 con bò của ông Nguyễn Tấn Phùng và ông Nguyễn Văn Bảy trong khi đi ăn đã rơi xuống hố bùn ngập cả đầu, chỉ còn ló lỗ mũi. May mắn, những đứa trẻ chăn bò phát hiện kịp thời nên cứu được. Hiện người dân nơi đây không dám cho trẻ chăn bò ở núi Hòn Chà.

 

Điều mà người dân lo sợ hơn cả là nguy cơ sạt lở núi, đá trong quá trình khai thác. Núi Hòn Chà đang bị moi rỗng ruột để lấy đá có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa lũ. “Mấy đêm nay, tôi cứ nơm nớp, không tài nào chợp mắt được khi nghe đá lăn ầm ầm trên núi. Lo quá, tôi phải gửi con cháu sang sống nhờ nhà người quen. Từng ngày, từng giờ, người dân đánh cược mạng sống của mình” - bà Nguyễn Thị Đan, một người dân, kể. Chịu không nổi, mới đây, hàng chục người dân ở xóm 4, thôn Cảnh An cũng đã kéo nhau lên núi Hòn Chà chặn xe không cho Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite tiếp tục khai thác. “Thế nhưng, đợi chúng tôi mỏi mệt kéo về, họ lại tiếp tục làm” - trưởng xóm Nguyễn Văn Chèn nói.

 

Theo ông Võ Huỳnh, khi bắt đầu khai thác đá ở Hòn Chà, Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite cam kết sẽ bảo vệ môi trường nhưng thực tế thì làm ngược lại. Trong suốt quá trình khai thác đá, không chỉ môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà cuộc sống của người dân địa phương cũng bị đảo lộn. “Tỉnh cho khai thác nhưng xã thì thấy không ổn. Xã không có thẩm quyền xử lý mà chỉ có thể kiến nghị cấp trên kiểm tra, xử lý trong khi huyện, tỉnh cứ giải quyết dở dở ương ương” - ông Huỳnh nói. 

Dừng khai thác nếu không khắc phục

 

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng lực lượng Cảnh sát Môi trường tỉnh gấp rút kiểm tra quá trình khai thác của Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite. “Nếu công ty tiếp tục làm ảnh hưởng môi trường và không khắc phục hậu quả, tỉnh sẽ rút giấy phép khai thác” - ông Lộc khẳng định.

HỒNG ÁNH (báo NLĐ)
Từ khóa liên quan: Bình Định, lũ bùn, hại , người dân
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định:Lũ bùn hại người dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI