»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:32:22 AM (GMT+7)

Bất an bên bãi tro xỉ ở Vĩnh Tân

(15:33:39 PM 31/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Một ngày cuối tháng 7, chúng tôi trở lại bãi tro xỉ thải của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đóng tại xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), nơi cách đây hơn hai năm từng xảy ra sự cố môi trường.

 

Bất[-]an[-]bên[-]bãi[-]tro[-]xỉ[-]ở[-]Vĩnh[-]Tân

 
Xe chở tro xỉ từ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đến bãi tập kết tro xỉ thải của nhà máy - Ảnh: ĐỨC TRONG
 
Hiện nay chỉ có bãi tro xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (chủ đầu tư là Tổng công ty Phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đang hoạt động với diện tích gần 40ha, chia thành 16 ô. 
 
Các hộ dân sống xung quanh cho rằng kể từ khi bãi tro xỉ này hình thành, cuộc sống của họ đã đảo lộn và gặp vô vàn khó khăn...
 
Đất nhiễm mặn, cây chết
 
Từ khoảng cách gần 200m, dễ dàng nhìn thấy bãi tro xỉ khổng lồ với một màu đen đúa. Đã có hai bãi hình thành, trong đó bãi của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã hoạt động. Kế bãi của Nhà máy Vĩnh Tân 2 là bãi của Nhà máy Vĩnh Tân 1 đang trong giai đoạn xây bờ bao. 
 
Gần bãi tro xỉ của Nhà máy Vĩnh Tân 2 là khoảng 20 hộ dân của xóm Cây Sộp, xã Vĩnh Tân đang sinh sống. Bãi được ngăn cách với khu dân bằng hàng rào, cây xanh và cách khoảng 50m. Từ trong nhà của dân, ngước mắt nhìn về phía bãi tro xỉ tựa như “ngọn núi” mọc sừng sững.  
 
Gắn bó với mảnh đất Vĩnh Tân gần 30 năm, bà Nguyễn Thị Sách (56 tuổi) cho biết kể từ khi bãi tro xỉ khởi công xây dựng, gia đình bà bắt đầu gặp nhiều phiền toái. Bụi, tiếng ồn từ công trình phát ra.
 
Đỉnh điểm vụ việc là khoảng một năm trở lại đây, toàn bộ đất canh tác của nhà bà bỗng nhiễm mặn, ngập úng, có mùi khó chịu. Thậm chí vào mùa khô, nước đọng không ráo hết khiến gia đình bà không biết xoay chuyển thế nào. 
 
Không chỉ những cây trồng ngắn ngày khó trồng, những cây lâu năm như xoài, chôm chôm cũng còi cọc, rụng lá và chết dần.  
 
“Bây giờ đi cũng không xong mà ở cũng không yên. Ngồi đây mà ngước nhìn đã thấy một đống cao như vậy rồi, lỡ nó mà vỡ một cái thì cả xóm làng quanh đây không biết ra sao...” - bà Sách nói.
 
Tương tự gia đình bà Sách, ông Lê Đức Thuận (53 tuổi) cho biết hiện nay diện tích đất canh tác nhà mình khoảng 3ha đang bỏ trống vì không thể trồng được gì. 
 
Theo ông Thuận, đất canh tác của ông toàn bộ đã nhiễm mặn, có cả hiện tượng sục muối nổi lên, nước tù đọng không khô nổi.
 
Các hộ tại đây cho biết chính bãi tro xỉ khổng lồ mọc lên, cao hơn khu dân cư rất nhiều nên nước từ trên thẩm thấu, chảy tràn ra ngoài. Quá bức xúc trước tình trạng này, 9 hộ dân đã làm đơn kiến nghị yêu cầu các cơ quan chức năng và chủ đầu tư phải làm rõ và bồi thường thiệt hại. 
 
UBND tỉnh Bình Thuận đã chọn Viện Môi trường - tài nguyên tiến hành xác định nguyên nhân cây chết, rụng lá, đất ngập úng nhiễm mặn và phạm vi ảnh hưởng, thiệt hại để đưa ra hướng giải quyết.
 
Tro xỉ ngày càng tích tụ
 
Ông Nguyễn Thanh Sang - chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân - cho biết sau khi xuất hiện tình trạng như người dân trình báo, chính quyền xã đã nắm và báo cáo cấp trên có hướng xử lý. 
 
“Hiện vẫn đang chờ kết luận. Tôi cũng chỉ mong sớm tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết cho bà con được nhờ” - ông Sang nói.
 
Ông Sang nhắc thêm một phần nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường khiến người dân bức xúc ra chặn quốc lộ 1 vào năm 2015 cũng từ bãi tro xỉ Nhà máy Vĩnh Tân 2. 
 
Ông cho biết thời điểm đó chưa có đường chuyên dụng, xe chở tro xỉ chạy từ trong nhà máy lên quốc lộ 1, ngang qua khu dân cư mới đến được bãi. Xe chở làm rơi vãi, gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông.
 
Không những thế, thời điểm đó tại bãi chưa có hệ thống tưới nước nên bụi tro thổi bay vào nhà dân. Cùng với khói đen phát ra, gió thổi vào khu dân cư nên họ bức xúc, phản đối.
 
Theo ông Sang, mặc dù những bất cập trên đã được doanh nghiệp khắc phục nhưng vẫn không giải quyết được tận gốc. Ông cho rằng bài toán nan giải đặt ra hiện nay là phải làm sao giải quyết triệt để lượng tro xỉ tồn dư đó. Lượng tro xỉ này cứ tích tụ dần thì nay mai sớm trở thành “núi”. 
 
Ông Sang cho biết trước đây từng có công ty đề xuất phương án dùng tro xỉ san lấp nhà máy, nhưng thấy phương án không khả thi nên địa phương không chấp thuận. 
 
“Giờ mới chỉ có một nhà máy hoạt động mà đã như vậy, sau này khi cả năm cùng hoạt động thì không biết bãi tro xỉ sẽ còn ảnh hưởng như thế nào” - ông Sang nói.
 
Theo ĐỨC TRONG (báo TTO)
Từ khóa liên quan: Bất an, bên, bãi tro xỉ , Vĩnh Tân
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bất an bên bãi tro xỉ ở Vĩnh Tân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI