»

Thứ tư, 30/10/2024, 04:17:57 AM (GMT+7)

Bảo vệ môi trường biển quần đảo Thổ Chu

(00:32:03 AM 28/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan và ở cực Tây Nam của Việt Nam, gồm 8 đảo: Thổ Chu, hòn Tử, hòn Cao Cát, hòn Hàng (còn có tên là hòn Chim, hòn Nhạn), hòn Khô, hòn Mô (còn gọi là Hòn Cái Bàn), hòn Kèo Ngựa (còn gọi là hòn Xanh) và hòn Cao.

Quần đảo được cấu tạo chủ yếu bằng sa thạch, cát vàng, trong lòng đất và dưới đáy biển của quần đảo có một trầm tích chứa dầu mỏ và khí đốt từ mũi Cà Mau đến quần đảo Thổ Chu, chiều dài trên 150 km, dày khoảng 5 km. Hiện nay, toàn bộ xã đảo có khoảng 500 hộ dân với trên 2.000 khẩu đang sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, dịch vụ nghề biển và buôn bán nhỏ. 

 

[-]Bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]biển[-]quần[-]đảo[-]Thổ[-]Chu[-]
Quẩn đảo Thổ Chu trên bản đồ Việt Nam
 
* Hệ sinh thái đa dạng 
 
Quần đảo Thổ Chu có hệ thực vật trên bờ phong phú với khoảng 200 loài; dưới biển hiện có 99 loài san hô đã được xác định, thích hợp cho các loài rùa biển làm tổ và săn tìm thức ăn. Do đó, quần đảo này được đề xuất trở thành khu bảo tồn biển với tổng diện tích 22.400 ha, trong đó phần đất liền khoảng gần 1.200 ha. 
 
quần đảo xa bờ, có chế độ thủy triều đặc trưng nên lượng trầm tích chủ yếu phân bố ở đáy ven các đảo, trong vùng nước ngầm có các rạn san hô xen lẫn các gò đồi cát ngầm đã tạo nên hệ sinh thái đa dạng, với 110 loài thực vật phù du, 100 loài động vật phù du, 57 loài rong biển, 247 động vật đáy lớn, 97 loài cá trú trong các rạn san hô, 20 loài tôm, cua, cá thân mềm… Sự đa dạng và phong phú của các loài sinh vật biển trên quần đảo Thổ Chu đã tạo ra nguồn lợi từ các hoạt động khai thác của ngư dân nơi đây. 
 
Đặc biệt, hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu được coi là xứ sở của loài chim nhạn (họ én). Những năm trước, hòn đảo này có nhiều chim nhạn về làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên, hiện nay do một số người dân thiếu ý thức, thường săn bắt và tìm trứng chim mang về làm thức ăn, số lượng chim nhạn ngày giảm. 
 
Ngoài ra, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến sinh cảnh sống của các loài chim và hệ sinh thái biển. Việc khai thác hải sản quá mức phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đã tác động đến các loài hải sản đặc hữu và có giá trị kinh tế cao. Các hình thức khai thác hải sản như lặn dùng vòi hơi, nghề câu, lưới rê, dùng thuốc độc... là những tác động chính làm cạn kiệt nguồn lợi động vật đáy thân mềm. 
 
* Đề xuất giải pháp bảo vệ 
 
Ngày 22/10/2014, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa VIII đã thông qua tờ trình về việc thành lập huyện đảo Thổ Chu, trên cơ sở toàn bộ xã đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc hiện tại. Đồng thời, tỉnh đã có nhiều dự án phát triển kinh tế và du lịch để xây dựng Thổ Chu trở thành một huyện đảo giàu mạnh trên khu vực biển Tây. Như vậy, trong một tương lai không xa, Thổ Chu sẽ trở thành một hòn đảo mạnh về quốc phòng an ninh, thiên nhiên sinh thái phong phú, đa dạng, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. 
 
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã đề ra một số giải pháp như đẩy mạnh việc thiết lập xây dựng khu bảo tồn biển đảo Thổ Chu, với quy hoạch phân vùng quản lý rõ ràng, thích hợp để Khu bảo tồn sớm đi vào hoạt động, bảo vệ nguồn lợi và các dịch vụ hệ sinh thái biển. Chính quyền địa phương sẽ hợp tác chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để kiểm soát và hướng dẫn các tàu đánh bắt vào neo đậu tránh gió tuân thủ, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường cho vùng nước ven đảo. 
 
Mặt khác, tỉnh cấm đánh bắt và khai thác ven bờ bằng các phương tiện hủy diệt như cào bay, thuốc nổ làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rạn san hô trên đảo. Nhiều biện pháp sẽ được triển khai nhằm bảo tồn loài chim nhạn như xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch sinh thái; bảo vệ các bãi cát, nghiêm cấm khai thác cát xây dựng. 
 
Đồng thời, tỉnh Kiên Giang xây dựng các quỹ bảo vệ môi trường biển ven đảo từ các nguồn thu phí môi trường, thu từ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm chính sách môi trường và từ đền bù thiệt hại của các hành vi xâm hại, gây sự cố môi trường. Tỉnh khuyến khích cư dân ven biển tham gia vào việc quản lý, bảo vệ rạn san hô; thực hiện giám sát và sử dụng bền vững nguồn lợi biển và ven bờ, nhằm nâng cao năng lực cộng đồng đối với bảo tồn và phát triển nguồn lợi từ biển.
Quốc Trinh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ môi trường biển quần đảo Thổ Chu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI