Môi trường » Bảo vệ môi trường
Bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm
(10:15:47 AM 13/04/2013)Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. (Nguồn: stnmt.thuathienhue.gov.vn)
Về lâu dài, tỉnh đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng chương trình quốc gia về bảo tồn quỹ gen, tạo nguồn lực cho đầu tư, bảo tồn và phát triển nguồn gen.
Nguồn gen được ví như là một trong những tài nguyên thiên nhiên tái tạo được, có tầm quan trọng đặc biệt, sánh ngang với tài nguyên đất và nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế tập trung bảo tồn nguồn gen thì ở Việt Nam, nhất là ở Thừa Thiên-Huế, nguồn tài nguyên di truyền này đang đứng trước thách thức do các hệ sinh thái bị phá vỡ và tốc độ tuyệt chủng của các loài động, thực vật ngày càng tăng.
Thừa Thiên-Huế là một trong những địa phương có tài nguyên sinh vật đa dạng, được đánh giá là thuộc loại cao của Việt Nam và khu vực ở cả 3 mức đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn gen.
Trong 4 vùng sinh thái đặc thù, Thừa Thiên-Huế có 2 hệ sinh thái được đánh giá là tiêu biểu cho các hệ sinh thái tương tự của Việt Nam và khu vực là hệ sinh thái Vườn Quốc gia Bạch Mã và hệ sinh thái đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Về đa dạng loài, tỉnh Thừa Thiên-Huế có 3.539 loài thực vật, thuộc 283 họ; trong đó có 122 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đối với động vật, thống kê ở Thừa Thiên-Huế có 1.448 loài, bao gồm 700 loài cá, 409 loài chim, 147 loài thú, 106 loài bò sát và 86 loài lưỡng cư; trong đó có 99 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Đây cũng là địa phương đang sở hữu sự đa dạng sinh học phong phú, đặc biệt là đa dạng các loài quý hiếm có phẩm chất cao, thích nghi với các điều kiện khó khăn, trong đó có cây trồng và vật nuôi quý hiếm.
Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai với nguồn gen sinh vật đa dạng và phong phú, đặc trưng cho khu hệ đầm phá. Qua thống kê cho thấy, toàn khu hệ có 221 loài thực vật phù du; 54 loài thực vật nhỏ sống đáy; 46 loài rong biển; 7 loài thực vật ngập mặn; 18 loài thực vật thủy sinh bậc cao và 31 loài thực vật bậc cao.
Trên đối tượng thực vật ngập mặn, kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 16 loài ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Trong số các loài thực vật ngập mặn đã xác định có 2 cá thể cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và cóc hồng (Lumnitzera rosea), hiện mỗi loài chỉ có một cá thể duy nhất ở huyện Phú Vang.
Những giống cây trồng địa phương có giá trị cao như gạo Gie An Cựu, gạo Hẻo rằn, gạo Nước mặn, gạo Chiên, Hương Cốm, nếp Kỳ Sơn, nếp 98, Ra Dư, lốc, Avao…, sen Huế, bưởi thanh trà, quýt Hương Cần, quả dâu Truồi…, cũng đang mất dần do không chú trọng đến việc bảo tồn nguồn gen.
Trong khi đó, tình trạng gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, khai thác ồ ạt thiếu quy hoạch và sự thâm canh nông nghiệp không hợp lý dẫn đến nguồn gen động thực vật đã và đang bị xói mòn, mất mát với tốc độ rất nhanh. Các giống cây trồng và vật nuôi quý ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang có nguy cơ biến mất và thoái hóa.
Nguyên nhân là do việc đưa các giống mới vào sản xuất dẫn tới mất dần các giống địa phương có tính thích nghi bền vững do nền di truyền rộng; các chương trình lai tạo dùng giống đực ngoại để cải tạo giống địa phương làm giảm tỷ lệ giống thuần chủng; một số nguồn gen số lượng cá thể quá ít khi phát triển nảy sinh vấn đề đồng huyết, cận huyết làm suy giảm chất lượng nguồn gen.
Bên cạnh đó, nạn phá rừng, việc thay đổi phương thức sử dụng đất, mở mang đô thị, giao thông và các công trình công cộng; công tác quản lý nguồn gen chưa được quan tâm đúng mức.
Thực hiện bảo tồn nguồn gen tại tỉnh Thừa Thiên-Huế là việc làm cần thiết phục vụ cho khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và các nguồn gen quý hiếm đặc hữu trên địa bàn.
Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần có sự phối hợp giữa các đơn vị như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế... để hình thành và theo dõi các nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh nhằm ngăn chặn hiểm họa do các hệ sinh thái bị phá vỡ và tốc độ tuyệt chủng của các loài động, thực vật ngày càng tăng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.