Môi trường » Bảo vệ môi trường
Bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển Phú Quốc
(07:58:08 AM 09/12/2013)Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)
Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là một ngư trường giàu có với trữ lượng lớn về các loài thủy sản có giá trị cao như: Tôm, mực, ghẹ, trai ngọc, hải sâm… Bên cạnh đó, vùng biển này còn có những rạn san hô và thảm cỏ biển, là những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, có giá trị lớn về kinh tế, khoa học và môi trường. Để bảo vệ tính đa dạng sinh học, nhất là những rạn san hô và thảm cỏ biển, UBND tỉnh Kiên Giang đã thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quốc nhằm bảo tồn, tổ chức khai thác giá trị tài nguyên và môi trường vùng biển này theo đúng quy định của pháp luật.
Với tổng diện tích mặt nước khoảng 26.863 ha, Khu Bảo tồn biển Phú Quốc nằm trên 2 khu vực: K hu phía Đông Bắc, Đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới thuộc huyện Phú Quốc. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt rộng hơn 2.952 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592 ha và vùng phát triển là 10.317 ha.
Diện tích các rạn san hô trong Khu bảo tồn biển được phân bố đều khắp và đang ở trong trạng thái tương đối tốt. Theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, vùng biển Phú Quốc có hàng trăm loài san hô thuộc cả hai nhóm san hô cứng và san hô mềm, tổng diện tích khoảng 480 ha, phân bố trên 21 điểm và chủ yếu tập trung ở quanh các đảo trong địa phận xã Hòn Thơm. Bên cạnh đó, Phú Quốc là một trong những vùng biển có sự phân bố của thảm cỏ biển. Tại đây có 9 loài cỏ biển, phân bố chủ yếu ở vùng biển thuộc hai xã Hàm Ninh và Bãi Thơm với tổng diện tích hơn 10.000 ha.
Các thảm cỏ biển và rạn san hô là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, góp phần quan trọng trong việc cung cấp thức ăn và nguồn sống cho các loài hải sản. Môi trường nơi đây là điều kiện cư trú lý tưởng và nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật sống ở biển. Nơi đây có 152 loài cá sinh sống ở các rạn san hô và 50 loài cá sống ở các thảm cỏ biển. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá mú, cá mó, cá dìa, cá hồng… Ngoài ra còn có hàng trăm loài tảo biển, rong biển, da gai… Đặc biệt, nơi đây còn có dugong (bò biển), rùa biển, cá heo… là những loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ.
Với tiềm năng về hệ sinh thái, đa dạng sinh học quý giá như vậy, việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn này là một vấn đề vô cùng trọng yếu đối với tỉnh Kiên Giang và Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc. Rạn san hô và thảm cỏ biển ở vùng lõi Khu Bảo tồn biển Phú Quốc được đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của việc khai thác hải sản của người dân và ảnh hưởng của thời tiết, một số rạn san hô và thảm cỏ biển đang dần bị hủy hoại. Mặt khác, nạn đánh bắt hải sản trái phép cũng là mối lo ngại lớn, tình trạng đánh bắt dugong, rùa biển… vẫn thường xuyên diễn ra, dần đưa các loài này đến nguy cơ tuyệt chủng, đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để bảo vệ và phát triển các sinh cảnh, phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch biển ở Phú Quốc.
Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc đã nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách để bảo vệ san hô và thảm cỏ biển như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng xã hội; xây dựng các bộ quy tắc của Khu bảo tồn biển; phối hợp với Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuần tra, giám sát, bảo vệ nghiêm ngặt Khu Bảo tồn biển Phú Quốc; nghiên cứu, đánh giá sự suy giảm và tiến hành một số biện pháp chuyên môn khoa học phục hồi rạn san hô và thảm cỏ biển ở các khu vực bị hủy hoại… Những nỗ lực đó bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, với một diện tích rộng lớn như vậy, công tác quản lý và bảo tồn của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đang gặp phải nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Hồng Cường, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc cho biết: Hiện tại nhân lực của Ban Quản lý chỉ có 8 người, nguồn kinh phí cũng vô cùng thiếu thốn nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý và bảo tồn tại đây. Những năm trước đây, Khu bảo tồn biển cũng đã nhận được sự tài trợ của một số dự án trong đó có tổ chức DANIDA – Đan Mạch, đã thực hiện công việc khoanh vùng các phân khu chức năng bằng phao phân vùng và thả phao neo để tàu thuyền biết ranh giới hoạt động và khu vực thả neo, tránh thả neo trực tiếp xuống các rạn san hô và thảm cỏ biển. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc vào năm 2011, các phao ở đây cũng bị dân chài gỡ gần hết. Hiện tại chỉ có sự hỗ trợ của những dự án nhỏ với nguồn kinh phí hạn hẹp, không thể tiến hành thả phao và đóng cọc khoanh vùng.
Theo ông Cường, tình trạng người dân đánh bắt trái phép các loài động vật quý hiếm vẫn thường xuyên diễn ra, hàng năm vẫn có nhiều cá thể dugong, rùa biển bị đánh bắt. Công tác tuần tra, giám sát gặp rất nhiều khó khăn vì Ban Quản lý khu bảo tồn đến nay vẫn chưa có tàu tuần tra và cũng không có chức năng xử lý những vụ việc trên. Ban Quản lý rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức trong công tác bảo tồn tại vùng biển này.
Để tiến tới mục tiêu đưa Khu Bảo tồn biển Phú Quốc mang tầm vóc quốc tế theo chủ trương của Chính phủ, các cấp các ngành của tỉnh Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến người dân và cộng đồng xã hội, chú trọng hơn nữa đến công tác nghiên cứu và bảo tồn và hơn hết cần có nhiều dự án hỗ trợ để có thêm nguồn kinh phí hoạt động hiệu quả. Đây là yêu cầu cấp bách để bảo tồn, bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển phong phú của Khu Bảo tồn biển Phú Quốc và của biển đảo Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.