Môi trường » Bảo vệ môi trường
Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch ở Tây Giang - Quảng Nam
(18:18:24 PM 07/06/2015)
Tại đây, các chuyên gia của Hội không chỉ đo đạc thực tế, xác định tuổi của 2 cây đa cổ thụ và một số cá thể điển hình trong tập đoàn cây Pơ mu khổng lồ tại xã A San thuộc huyện Tây Giang mà còn khảo sát và phát hiện nhiều tiềm năng đa dạng sinh học khác trong vùng, nhất là những phát hiện về tiềm năng du lịch, dựa vào sự đa dạng về sinh học, cảnh quan môi trường, kiến tạo địa chất, cùng những nét đặc thù về lịch sử và văn hóa của người Cơ Tu ở Tây Giang.
Những ý kiến tư vấn của các chuyên gia dựa trên những dẫn liệu cụ thể vừa phát hiện được trong quá trình khảo sát và những căn cứ khoa học có sức thuyết phục đã nhận được sự đồng thuận của địa phương. Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bh’riu Liếc đã yêu cầu các chuyên gia của Hội trực tiếp truyền đạt những ý kiến này đến đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương đang dự Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020. Theo đó, nếu các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương biết dựa vào cộng đồng, biết tổ chức khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người và những di sản của cha ông để phát triển du lịch thì sẽ trở thành lợi thế, là động lực để người dân Tây Giang nhanh chóng thoát nghèo, đồng thời cũng là nền tảng, để phát triển kinh tế -xã hội địa phương theo hướng bền vững.
Có rất nhiều loại hình du lịch như du lịch Cây Di sản, địa chất, lịch sử, môi trường…, có thể đưa vào áp dụng ở địa phương để phát triển kinh tế và tạo sinh kế cho người dân bởi Tây Giang là vùng đới xáo trộn, được hình thành bởi sự dồn ép giữa 2 mảng thạch quyển cổ cách đây hàng triệu năm. Những khu rừng nguyên sinh còn in đậm dấu chân của những người xưa trên đường mòn vận chuyển muối, vẫn còn những cây Pơ mu khổng lồ bậc nhất Việt Nam (có cây chu vi thân tới 7,52 m). Vùng đất này cũng còn lưu lại một số đoạn đường Hồ Chí Minh lịch sử, địa đạo A Xò sâu hút; đặc biệt đây là quê hương của Anh hùng lực lượng vũ trang Alăng Bhuôch ở xã Bha Lê, tuy bị mù cả hai mắt từ khi mới sinh nhưng vẫn băng rừng lội suối, vận chuyển hàng chục tấn vũ khí, lương thực hỗ trợ bô đội đánh Mỹ cứu nước. Nơi đây còn có nhiều trống đồng cổ và những ngôi nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu, một tộc người có màu da trắng, tóc đen, ngữ âm gần giống các tộc người phía Bắc, có điệu múa “tung tung, ya yá” đặc sắc.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Môi trường và Thiên nhiên Việt Nam cho rằng: Tây Giang có khí trời trong lành và mát lạnh của vùng núi ở độ cao trên 1.000m, có những loại rượu dân tộc ngon như Ba kích – Đẳng sâm, rượu Tà vạt, rượu Tr’đin..., tạo nên những nét riêng hấp dẫn du khách. Mặt khác, vùng đất này cũng là "kho báu" để các nhà khoa học khai thác, phục vụ cho công tác nghiên cứu về đa dạng sinh học và văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.