Môi trường » Bảo vệ môi trường
“Vườn sinh thái” gây ô nhiễm
(20:30:16 PM 13/11/2012)
“Mỗi khi trường làm vệ sinh, mùi hôi thối bốc lên khiến môi trường ô nhiễm”, nhiều người dân sống gần Trường tiểu học Tân Sơn Nhì phản ánh. Ông Lê Văn Chung (SN 1952, tổ trưởng tổ dân phố 76, P.Tân Sơn Nhì) cho biết, ngày 31/5/2012, trường xây dựng một chuồng heo trong khuôn viên trường, sát tường nhà ông. Chuồng này nuôi hai con heo rừng khoảng 20-30kg. Từ đó, sinh hoạt gia đình ông bị xáo trộn bởi tiếng heo kêu inh ỏi. Mùi xú uế bốc lên từ chuồng heo khiến gia đình ông rất khổ sở. Không chỉ gia đình ông phản ứng, nhiều hộ dân ở cạnh trường cũng đã làm đơn kiến nghị gửi đến trường, UBND phường, xem xét lại việc nuôi heo “kỳ cục” này. Khi nhận đơn phản ánh, phường có xuống kiểm tra nhưng không phát hiện mùi hôi (?). Sau đó, trường đã dời địa điểm nuôi heo sang một góc khác cũng trong khuôn viên trường.
Một góc “vườn sinh thái” khá ẩm thấp của trường
Từ ngày chuồng heo được di dời, anh Nguyễn Văn Hiển (SN 1983, người đang thuê trọ tại số nhà 925/29/7B Âu Cơ, P.Tân Sơn Nhì) phải hứng chịu ô nhiễm nặng nề nhất. Cứ tầm 11g-12g trưa, khi trường vệ sinh chuồng và cho heo ăn là lúc mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Cách đây nửa tháng, heo đẻ, số lượng heo tăng, mùi hôi thối càng tăng gấp bội.
Bà con khu vực này tỏ ra băn khoăn về trường tiểu học đạt chuẩn cấp quốc gia Tân Sơn Nhì lại chăn nuôi heo trong khuôn viên. Trường nuôi nhốt để tạo "môi trường sinh thái" nhưng người dân chỉ thấy đó là “môi trường sinh… thúi”. Ngoài nuôi heo, trường còn nuôi cả khỉ, ngỗng, gà... “Việc chăn nuôi có sự vụ lợi gì không, sức khỏe học sinh (HS) sẽ bị ảnh hưởng ra sao?” - ông Lê Văn Chung thắc mắc.
Trao đổi với phóng viên Báo Phụ Nữ, ông Đinh Bảng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Sơn Nhì cho biết, vào tháng 9/2011, trường xây vườn sinh thái, nhằm phục vụ HS. Thay vì phải đi thực tế thì các em có thể học tập, trải nghiệm ngay tại trường. Sáng kiến của trường đã được nhiều nơi đến tham quan học tập.
Heo được nuôi nhốt trong khuôn viên trường tiểu học Tân Sơn
Theo quan sát của chúng tôi, vườn sinh thái được xây dựng ngay sau dãy phòng học, sát tường bao bên ngoài là tường nhà của các hộ dân. Tại đây, nhiều vật nuôi như: ngỗng, khỉ, gà ta, gà rừng… bị quây nhốt trong những chuồng khá ẩm thấp. Tại một góc có diện tích khoảng 8m2, nhà trường đã tạo hai ô: ô lớn có 12 con heo rừng khoảng 12-20kg, ô nhỏ hơn có hai con heo rừng bố mẹ với khoảng trên 10 con heo con mới sinh. Ông Bảng cho biết, số heo này không phải do nhà trường mua mà do phụ huynh tặng. “Khi người dân phản ánh có mùi hôi, nhà trường đã dời chuồng heo, cũng đã xây hố ga, ống thoát nước, làm vệ sinh, xịt thuốc khử trùng liên tục, đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe HS” - ông Bảng nói.
Có hay không việc nhà trường chăn nuôi gia súc “để cải thiện đời sống cho HS” như phản ánh của người dân? Bà Lê Thị Hoàng Oanh - Phó Hiệu trưởng nhà trường phủ nhận: “Phụ huynh đóng tiền cho con em vào học bán trú tại trường, chúng tôi sử dụng nguồn này chăm lo cho các em, đâu cần nuôi heo để “cải thiện” đời sống”. Ông Đinh Bảng cho biết thêm, khi vườn sinh thái được lập, HS rất thích thú, Sở GD-ĐT TP, nhiều quận/huyện cũng đã về đây tham quan, học tập mô hình. “Nếu người dân không thích thì nhà trường dẹp không nuôi heo nữa, việc này nằm trong tầm tay của trường” - ông Đinh Bảng nói.
Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì
Về việc lập “vườn sinh thái” của Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, ông Tạ Tân - Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú cho biết, thời gian qua, vườn sinh thái của Trường tiểu học Tân Sơn Nhì đã đáp ứng việc đổi mới cách giảng dạy, giúp các em HS có điều kiện học tập tốt hơn. “Việc người dân phản ánh nuôi nhốt gia súc ảnh hưởng đến môi trường, Phòng sẽ cho người xuống kiểm tra. Riêng việc nuôi heo nhiều thì trường nên giảm bớt lại và phải thường xuyên vệ sinh kỹ lưỡng hơn” - ông Tạ Tân nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.