Môi trường » Bảo vệ môi trường
Hiểm họa từ khai thác titan ở Bình Định
(19:38:03 PM 30/01/2013)
Bờ biển đi qua 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có chiều dài hơn 50 km. Cách đây hơn 2 năm, dọc bờ biển này là những cánh rừng phòng hộ phi lao dày đặc, xanh tốt. Thế nhưng, bây giờ bờ biển không bóng cây, thay vào đó là những giàn khoan hút titan, ụ cát cao ngút và chi chít những hầm hố nham nhở sâu hàng chục mét.
Khai thác titan tại xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi. Ảnh: TỬ TRỰC
Ô nhiễm trầm trọng
Xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ là một trong những điểm nóng về khai thác titan ở tỉnh Bình Định, hiện có hơn 10 doanh nghiệp đang hoạt động trên lĩnh vực này, chiếm 1/3 tổng số DN được cấp phép khai thác titan trên địa bàn tỉnh.
“Mỗi lần nhà máy xả khói, cả khu này chìm trong bụi mịt mù. Dân tụi tui giờ khổ lắm! Tới bữa cơm, nhà ai cũng phải đóng cửa, chứ mở ra thì không thể nào ăn được vì cát và khói titan bay vào mâm cơm, nuốt không nổi” - bà Lê Thị Phẩm (thôn Hòa Hội Nam) than thở.
Giáp ranh với xã Mỹ Thành, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ tuy có ít doanh nghiệp hoạt động khai thác titan hơn nhưng cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm môi trường. “Trước đây, chỉ cần chèo thuyền vài chục mét là đánh bắt được cá để sinh sống. Còn bây giờ, lặn xuống biển, thấy lớp đất bùn ngày càng dày lên, nhiều loài ốc chết xếp lớp. Đây là hậu quả của các điểm khai thác titan xả thẳng nước thải ra biển” - anh Lê Minh Hoàng (thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ) nói.
Nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có ít nhất 3 dự án khai thác titan đang thực hiện, nằm chủ yếu ở huyện Bình Sơn. Ngoài dự án đã được cấp phép khai thác titan trên diện tích 78 ha ở xã Bình Châu, có 2 dự án khác đang khai thác titan ở xã Bình Thạnh và Bình Chánh.
Đến các điểm khai thác titan ở xã Bình Chánh hoặc thôn Trung An, xã Bình Thạnh, chúng tôi chứng kiến cảnh tượng hoang hóa bao trùm khắp nơi. Trên diện tích hàng chục ngàn mét vuông ở điểm khai thác titan này do không còn cây chắn gió nên cát bay mù mịt. Người dân địa phương cho biết gần đây còn xuất hiện tình trạng thủy sản nuôi trong các ao hồ chết hàng loạt.
Sức khỏe người dân bị đe dọa
Theo một nghiên cứu mới đây của TS Võ Ngọc Anh (hiện đang công tác tại Bình Định) về “Đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ do sa khoáng titan” ở tỉnh Bình Định cho thấy quá trình khai thác, chế biến, sử dụng các sa khoáng dẫn đến làm tăng khả năng xâm nhập của các nguyên tố phóng xạ vào môi trường xung quanh gây ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng. Người dân sinh sống ở vùng có quặng sa khoáng titan, công nhân làm việc ở xưởng tuyển khoáng có nguy cơ nhiễm xạ cao hơn những vùng khác.
GS-TS Lê Khánh Phồn, nguyên trưởng Khoa Dầu khí Trường Đại học Mỏ - Địa chất, cho biết các cơ sở khai thác titan thải ra lượng lớn hỗn hợp khoáng chất, trong đó có monazit phát ra tia phóng xạ với cường độ rất nguy hiểm. Tiến hành đo mức phóng xạ tại hơn 1.000 điểm ở một khu khai thác quặng titan ven biển Nam Trung Bộ, các nhà khoa học kết luận vùng ô nhiễm phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép. Hầu hết nước từ quá trình tuyển khoáng cho chảy trực tiếp ra biển, không qua giai đoạn xử lý nào, rất độc hại cho môi trường xung quanh.
Ngoài ra, những hố titan đang khai thác hoặc sau khai thác không hoàn lấp tạo nhiều hố sâu và núi cát cao là những cái bẫy nguy hiểm cho công nhân và người dân, nhất là vào mùa mưa lũ. Theo nhiều người dân ở xã Mỹ Thành, trong 5 năm qua, tại địa phương này đã có khoảng 10 người chết liên quan đến titan; trong đó có 5 người chết do rơi xuống hố khai thác titan.
Hầu hết đều có sai phạm Tính đến nay, Bình Định có 31 đơn vị được cấp giấy phép khai thác, chế biến và xuất khẩu titan với sản lượng đăng ký là 620 tấn quặng titan/năm, chủ yếu tập trung ở các xã ven biển 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ. Theo kết quả thanh tra gần đây của các cơ quan chức năng, phần lớn các DN có hoạt động khai thác khoáng sản titan ở Bình Định đều có sai phạm. Trong đó sai phạm phổ biến và nghiêm trọng nhất là lĩnh vực môi trường. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt không nêu công suất, số lượng thiết bị khai thác, thời gian và sản phẩm khai thác. Đặc biệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường không đề cập việc giám sát thông số phóng xạ trong nước. |
Quản lý lỏng lẻo, Nhà nước thất thu Chúng tôi tìm đến một doanh nghiệp (DN) đang khai thác titan ở xã Mỹ Thành đặt vấn đề thu mua. Anh Nguyễn Văn T., chủ DN, hồ hởi tiếp thị: “Hiện tôi đang có 5.000 tấn titan với hàm lượng 85%, giá 2,8 triệu đồng/tấn. Nếu anh mua, tôi chỉ xuất hóa đơn với giá 2 triệu đồng/tấn thôi”. Như vậy, chỉ riêng tiền thuế GTGT với lô hàng 5.000 tấn, DN này đã “né” được 400 triệu đồng. Không chỉ vậy, việc quản lý trữ lượng khai thác titan hiện nay ở Bình Định vẫn còn nhiều bất cập, gây thất thoát một lượng tiền thuế tài nguyên không nhỏ cho ngân sách. Hiện nay, các cơ quan chức năng chỉ quản lý được việc khai thác, chế biến titan của các DN qua các báo cáo đánh giá tác động môi trường. Còn trên thực tế, trữ lượng họ khai thác bao nhiêu, nộp thuế cho Nhà nước có đúng với sản lượng khai thác hay không thì đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp giám sát chặt chẽ. Một lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Định cho biết hoạt động khai thác titan trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy sản lượng khai báo so với sản lượng cấp phép còn cách xa nhau rất nhiều. “Qua đây, chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan ban ngành cần tăng cường kiểm tra, giám sát về số lượng titan đã được khai thác của các DN. Nếu số lượng titan khai thác không đủ thì ấn định tỉ lệ sản lượng cố định bằng bao nhiêu phần trăm so với sản lượng cấp phép, như 70%-80% chẳng hạn, để tránh khỏi thất thoát thuế tài nguyên” - vị này nói. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.