Thứ bảy, 18/01/2025, 23:19:54 PM (GMT+7)

Để tránh hẳn vấn đề ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư

(14:35:27 PM 29/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Khi nói về vấn đề ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư nói chung và ở TP.HCM nói riêng, phải luôn nhìn nhận vấn đề này dưới 2 yếu tố chi phối, đó là yếu tố xã hội học và yếu tố khoa học – kỹ thuật.

>>Tin Môi Trường tổ chức tọa đàm: “Ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư ở TP. HCM”

>>Trực tuyến tọa đàm "Ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư ở TPHCM".

 

 

 

Quang cảnh buổi tọa đàm "Ô nhiễm môi trường do sản xuất trong khu dân cư ở TP.HCM"  sáng 29/3 do Tin Môi Trường tổ chức

 

 

Sản xuất trong khu dân cư ở TP.HCM mang tính đặc thù xã hội

   

So với khoảng 30 năm trước đây, mật độ các cơ sở sản xuất T – TCN gây ô nhiễm nặng theo tôi biết đã được giảm đi khá rõ. Tuy nhiên, tính đặc thù mang tính xã hội nêu trên vẫn còn đó.

 

Thậm chí có thể nói, tính đặc thù này đã được hình thành trong suốt cả chiều dài lịch sử hình thành thành phố Sài Gòn –Gia  Định xưa và là TP.HCM ngày nay. Ở mọi thành phố trên trái đất này, khi khu dân cư được hình thành cũng là lúc ở đó bắt đầu manh nha các cơ sở sản xuất. Có nơi người dân hội tụ trước khi nghề đến. Nhưng cũng có khi người đem theo nghề cùng đến nơi ở mới. Nói chung là nghề và cư trú là hai vấn đề luôn luôn đồng hành hoặc đan xen nhau. Xin trích một đoạn trong công trình nghiên cứu về sự hình thành các làng nghề tại Sài Gòn cũ của Th.S Huỳnh Ngọc Thu (Trường ĐHKH XH&NV - ĐHQG TP.HCM) (*) để minh chứng cho điều này: “...Thời gian tồn tại của những làng nghề ở vùng SG – GĐ  đến nay độ khoảng trên dưới 100 năm, có làng chỉ mới hình thành khoảng 50 năm trở lại như làng dệt Bùi Môn, do cộng đồng giáo dân gốc Bùi Chu di cư vào 1954 lập nên; hay làng dệt Bảy Hiền, xóm dệt Lò Chén được lập nên từ những người thợ dệt đến từ các vùng đất của xứ Quảng như Quảng Nam, Quảng Ngãi… vào năm 1954 – 1955. Đến nay, số lượng làng nghề, xóm nghề đang tồn tại ở thành phố Hồ Chí Minh ước tính trên 60 làng, được phân bố trong cả hai khu vực, nội và ngoại thành của thành phố. Mỗi làng nghề đều mang một tên riêng như dệt Bùi Môn – chỉ những người làm nghề có nguồn gốc xuất xứ từ Bùi Chu vào sinh sống tại Hóc Môn- ; như đúc đồng An Hội, gạch gốm Long Bình, lò đất Phú Định – Hiệp Ân, dệt Bảy Hiền, nem Thủ Đức, sơn mài Bình Mỹ, rổ rá Mũi Lớn, mộc Băng Ky, mành trúc Tân Thông Hội, hột vịt Xóm Củi..”.

 

Tự thân sự hình thành các cơ sở sản xuất T – TCN mang dáng dấp của việc hình thành làng nghề. Nhưng vì TP.HCM là một thành phố nên ngành nghề mang tính đa dạng và phân bố một cách tự phát, rải rác, đan xen trong các khu dân cư với mật độ tập trung khác nhau. Đó là những nghề kiếm sống của thị dân. Những nghề này đã tồn tại cùng với sự phát triển của thành phố hàng bao đời. Khi kinh tế phát triển, ngành nghề cũng biến đổi theo. Nhu cầu của đời sống xã hội đối với các mặt hàng càng da dạng, nghề làm hàng cũng phát triển theo.

 

Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế ở TP.HCM chưa phát triển đồng bộ và cân đối thì sự đầu tư về mọi mặt như quy hoạch, công nghệ, quản lý còn bị hạn chế chỉ ở mức mà xã hội đương thời có thể nhận thức ra và điều kiện đầu tư có thể chấp nhận được. Những yếu tố này ảnh hưởng rất cơ bản đến vấn đề vấy bẩn bầu không khí và quấy nhiễu sự yên tĩnh trong khu dân cư chứa các cơ sở sản xuất với đủ các loại mặt hàng từ chế biến lương thực thực phẩm cho đến hàng tiêu dùng gia đình; từ gia công chế tác các mặt hàng cơ khí nhỏ mang tính T – TCN  đến các công việc tân trang sửa chữa, cơ khí tiêu dùng v…v…

 

Vì vậy, về lâu dài, chúng ta chưa thể thay đổi một cách chủ quan loại cấu thành xã hội kiểu này mà phải chấp nhận nó. Đó là sự tồn tại khách quan về mặt xã hội học. Nhưng chúng ta chấp nhận nó không đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận sự ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất T – TCN này gây ra.

 

 

PSG. TS Nguyễn Lê Ninh đọc tham luận tại buổi tọa đàm 

 

Làm gì với thực trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất trong khu dân cư?
 

 

Đây là câu hỏi rất tự nhiên trước thực trạng ô nhiễm môi trường do các cơ  sản xuất - kể cả khách sạn nhà hàng - nằm đan xen trong khu dân cư. Thiết nghĩ, có những giải pháp sau:

 

Dễ nhất là bắt các cơ sở này di dời ra ngoại thành. Đây là điều các thành phố lớn ở nước ta đã tiến hành trước đây mấy năm. Nói dễ nhất là theo cái lý: Doanh nghiệp nào gây ô nhiễm khu dân cư thì mời đi chỗ khác vì quyền sống lành sống khoẻ của người dân!

 

Về mặt lý, khó ai mà có thể bắt bẻ được điều xử lý này nếu chỉ phán một chiều như thế. Còn về mặt đạo lý thì vấn đề không đơn giản như vậy được, bởi vì di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngoại thành thì kết quả trước tiên chỉ là tráo đổi địa điểm bị ô nhiễm. Còn việc ô nhiễm do cơ sở sản xuất gây ra thì vẫn còn nguyên bản chất tác hại của nó. Nói nôm na, đó chỉ đơn thuần là việc di dời sự ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành.

 

Đành rằng dân cư ngoại thành mật độ thưa hơn, nhưng ngoài việc người dân vô tội ở ngoại thành bị nhiễm độc ra thì còn có một số đối tượng khác vô cùng quan trong cũng bị đầu độc nữa. Đó là đất đai, nguồn nước, thuỷ sản và thảm thực vật. Mà các đối tượng này là những đối tượng cấu thành cuộc sống và nuôi sống con người.

 

Vì vậy, di dời cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư có mật độ lớn phải đồng thời với việc đưa kỹ thuật xử lý ô nhiễm tận gốc đến cho từng cơ sở bị di dời. Nếu không thì việc xử lý đối với ô nhiễm môi trường nói chung không đạt yêu cầu. 

 

Thực tế cho thấy, hai việc này lâu nay chưa thấy nơi nào đảm bảo tiến hành đồng bộ. Nguyên do vì chưa có sự sát sao của Nhà nước mà Nhà nước mới chỉ làm một việc đơn giản là ban hành lệnh. Về thực chất, nếu không đồng bộ hai việc nói trên thì việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành chỉ đơn thuần là giải pháp tình thế hoặc tệ hại hơn, chỉ là biện pháp đối phó khi năng lực quản lý bị hạn chế bởi thiếu tầm hiểu biết và thiếu cái tâm trong quản lý xã hội.  

 

Các cơ sở “tai to mặt lớn” trong chuyện gây ô nhiễm dễ dàng bị di dời trước tiên và phải tự lo mọi chuyện, kể từ đất đai, sắp xếp tổ chức lại sản xuất và xử lý môi trường. Tuy nhiên, nội lo hai khâu đầu cũng đã rất mệt mỏi, tốn kém nên mấy ai lo được luôn cả khâu thứ ba. Khâu xử lý môi trường này vì vậy luôn bị “nợ”, bị “khất”. Việc bao giờ trả được món nợ này cho xã hội ngoại thành thì chủ cơ sở sản xuất luôn viện đủ lý do và câu trả lời là… Hãy đợi đấy !

 

Những lý do thường được viện ra là khó khăn về vốn đầu tư, về thủ tục … Nhưng bên cạnh đó còn một lý do dẫn đến tình trạng trì trệ này là doanh nghiệp thiếu kiến thức về nguyên nhân ô nhiễm và các cách xử lý ô nhiễm. Muốn giải quyết lý do thứ hai này, cơ chế là một yếu tố có vai trò quyết định. Khi cơ chế chưa có thì “Hãy đợi đấy “ là điều dễ hiểu và không biết bao giờ thì vấn đề được giải quyết. Kết quả vẫn là: Chuyển ô nhiễm ra ngoại thành, thế là xong!


Các cơ sở sản xuất là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh tế của thành phố nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung. Họ đáng được xã hội đối xử có tình có nghĩa vì những đóng góp của họ cho cộng đồng. Phải thấy, họ là người làm ra của cải, hàng hoá cung cấp cho đời sống xã hội. Họ cũng có quyền được xã hội bảo vệ trong mối tương quan có đi có lại, toàn vẹn đôi đường. Vì vậy, trong vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường khu dân cư do các cơ sở sản xuất gây ra, cần có cách nhìn nhận hợp lý hợp tình mới mong tạo được đồng thuận và đảm bảo sự ổn định cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Chính sự ổn định của các hoạt động kinh tế-xã hội là tiền đề cho sự phát triển của cả xã hội theo dự kiến. 

 

Đối tượng nào trong các cơ sở sản xuất đan xen trong khu dân cư cần di dời?

 

Điều này nhà quản lý xã hội cần căn cứ vào những tình hình cụ thể mà quyết định chứ không thể nhất loạt di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.

 

Thiết nghĩ, đối tượng cần di dời trước hết là những cơ sở thải ra các chất thải ô nhiễm là các hoá chất độc hại ở cả 3 dạng chất đặc, chất lỏng và chất khí.

 

Thứ đến là các cơ sở sản xuất gây tiếng ồn và rung chấn quá ngưỡng an toàn đối với  sức khoẻ con người mà không có cách nào khắc phục.

 

Tiếp theo là những cơ sở sản xuất thải ra các loại khói, bụi vô cơ…

 

Những cơ sở sản xuất cho phép tồn tại đan xen trong khu dân cư mật độ không cao, các chất thải loại trong khi sản xuất không gây hậu quả lớn cũng cần phải được hướng dẫn xử lý chất thải ô nhiễm tại chỗ với sự giúp đỡ mọi mặt của Nhà nước về mặt kỹ thuật thông qua các “Đội đặc nhiệm kỹ thuật” bằng cơ chế rõ ràng.  

  

Cần phải đưa kiến thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường đến các cơ sở sản xuất, từ chủ cơ sở đến tận từng người làm, kể cả những người có trách nhiệm quản lý liên quan, coi đó là kiến thức nghiệp vụ phổ thông.
 

Tất cả mọi người, kể cả người quản lý và người trực tiếp làm ở các cơ sở sản xuất, nếu đã làm chủ kiến thức rồi mà ai còn vi phạm thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Điểm này mang ý nghĩa là một khía cạnh trong nội hàm của nền kinh tế tri thức. Riêng về điều này, xã hội cần làm ngay mà không cần và cũng không thể chờ đến khi nước ta trở thành nước công nghiệp tiên tiến vào năm 2020 như nghị quyết Đại hội Đảng XI vừa qua công bố rồi mới làm! 

Có làm được những việc cần làm trên một cách đến nơi đến chốn, chúng ta mới mong tránh bớt hoặc tránh hẳn được vấn đề ô nhiễm của các cơ sở sản xuất trong các khu dân cư.

 Bài tham luận của PGS. TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên BCH Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM  tại buổi tọa đàm "Ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư ở TP.HCM"  do Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam (tinmoitruong.com.vn) tổ chức ngày 29/03/2012 tại TP.HCM.

PGS. TS Nguyễn Lê Ninh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Để tránh hẳn vấn đề ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI