Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Trực tuyến tọa đàm "Ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư ở TPHCM".
(11:17:50 AM 29/03/2012)Kính chào quý bạn đọc đến với chương trình tường thuật trực tuyến tọa đàm "Ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư TPHCM".
Chương trình do Tin Môi Trường (tinmoitruong.vn) - Tin nhanh về môi trường Việt Nam tổ chức.
Tham dự tọa đàm có hơn 100 đại biểu. Trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia về môi trường và pháp luật.
Thực trạng ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư hiện nay tại TPHCM rất đáng quan ngại.
Tham dự chương trình có các đại sứ môi trường: Ngọc Quyên, Hà Minh Ngọc, Ryan Hồ... hơn 80 cơ quan báo chí cùng các công ty, : BKAV, Panda, Green Media, Bút Chì Gỗ, eChip, Người Đô Thị...
Trong lời đề dẫn hội thảo ông Võ Hồng Quốc Bảo đại diện tin nhanh môi trường nhấn mạnh đến việc nhiều người dân trên địa bàn TP phải đối mặt với ô nhiễm kéo dài do các cơ sở sản xuất. Có những sự việc kéo dài trên 10 năm.
Cuộc hội thảo hôm nay cũng là bước khởi đầu cho các hoạt động tiếp theo vì TP sạch đẹp và an toàn.
Bà Trần Anh đang trình bày nỗi khổ sống chung ô nhiễm của mình
Cô Trần Anh ở 28 Phong Phú, P12, Q.8 trong buổi tọa đàm đã bức xúc bày tỏ việc cơ sở sản xuất bánh mì bên cạnh gây ô nhiễm. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình cô đã phải đóng cửa im ỉm và dùng một chiếc quạt công nghiệp để thổi ngược bụi ra ngoài nhưng vẫn không cải tạo được tình hình. Cuối cùng nhà ở mặt tiền nhưng đàng đi nơi khác thuê.
Bao năm qua cô đã "thuộc lòng" các luật môi trường và đi gõ cửa khắp nơi nhưng đâu vẫn hoàn đó.
Thậm chí các cơ quan đã khảo sát, tổ chức các cuộc họp đưa ra các văn bản pháp lý nhưng đơn vị giải quyết là UBND quận 8 thì cũng chỉ là "nâng cao ống khói"?!?
Như vậy, hàng loạt các đơn khiếu nại, các cuộc họp, các văn bản của nhiều cơ quan chức năng thì vẫn là "nói qua nói lại" và việc giải quyết là không thỏa đáng.
Còn cô mặc dù vậy vẫn tin tưởng vào một ngày không xa sẽ được giải quyết để cuộc sống của gia đình bà và môi trường chung đucợ an toàn.
Nhà báo Nguyễn Quang Sơn - báo Người Cao Tuổi tại TPHCM nói thêm về nguyên nhân ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do những đặc thù riêng cần phải tạo được một quan điểm thông suốt.
Theo quy định lò bánh mì phải cách nhà dân 100m nhưng thực tế để cạnh sát mà không giải quyết được.
Tôi rất chia sẻ với suy nghĩ của bà Anh rằng: Ước sao ông chủ tịch quận đến ngủ ở chỗ tôi một đêm mới hiểu vì sao mà gia đình tôi phải bỏ nhà ra đi.
Đã đến lúc chúng ta - tức là toàn xã hội phải có một hành động quyết liệt hơn mới có thể xoay chuyển được tình hình.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu đang giải đáp thắc mắc của người dân
Luật sư Nguyễn văn Hậu, Đoàn luật sư TP HCM cho biết: Quy định pháp lý, các Luật bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp...là rất rõ ràng. Tuy thế, khoảng cách từ pháp luật tới thực tế đời sống là một khoảng cách còn xa. Mức xử phạt cũng không đủ sức để răn đe (ví dụ từ 20 triệu đến 50 triệu).
Về khoảng cách an toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để minh chứng về mức độ ảnh hưởng sức khỏe là không thể thuyết phục. Vì vậy nhiều cuộc kiện tại tòa phần thua luôn thuộc về người đi khiếu nại.
Do vậy, việc ô nhiễm trong khu dân cư di sản xuất không được sự quan tâm của toàn xã hội thì việc thực thi là vô cùng khó khăn.
Anh Huỳnh Kim Long , đại diện người dân quận 12 trình bày bức xúc
Anh Huỳnh Kim Long (khu phố 4 - phường Đông Hưng Thuận - Quận 12) có nói đến khu phố 4 và 5 chúng tôi. Đây là khu phố tiêu biểu của ô nhiễm. Đó là món "đặc sản" trên đường Nguyễn Văn Quá: khói ô nhiễm, bụi khắp nơi. Cứ lấy ví dụ: Đặt chân xuống là có thể "in dấu". Có một đám giỗ khi dọn lên thì món gỏi bỗng được nhuộm đen.
Thực ra bà con chúng tôi rất hiền, suốt 10 năm nay chỉ kêu dẹp đi chứ chưa làm được điều gì. Thực ra hoạt động này đã có từ trước. Nhưng chỉ 10 năm nay mới ô nhiễm trầm trọng. Trước đây đốt bằng củi và dầu còn nay đốt bằng vỏ hạt điều và mùn cưa nên ô nhiễm rất trầm trọng.
Tại khu phố 4 trên không khí khói bụi, dưới sông rạch xả thải. Bởi vậy điểm nóng ô nhiễm nơi đây ngày càng lan rộng.
Cơ sở sản xuất tạo công ăn việc làm cho bà con hoan nghênh. Nhưng chúng tôi còn cần hơn một môi trường thân thiện. Thông điệp của chúng tôi là "hãy đẩy lùi ô nhiễm của khu dân cư".
Anh Nguyễn Trường Quang đại diện doanh nghiệp nêu ý kiến
TS Lê Quốc Tuấn, Trưởng khoa Môi Trường ĐH Nông Lâm TPHCMM phát biểu tại tọa đàm. Ông gửi đến thông điệp: chúng ta có quyền sống trong môi trường trong lành.
Tại sao phát triển phục vụ hiện tại mà lại gây ảnh hưởng đến tương lai, đến sức khỏe.
Ý thức bảo vệ môi trường hiện nay còn rất nhiều điều cần quan tâm: xả rác ra đường.
Tại sao nước Nhật không ai phạt mà người dân vẫn không xả rác.
Lợi nhuận của doanh nghiệp có trả giá nổi cho môi trường hay không? Đây cũng là vấn đề bức xúc và muốn được đưa ra cùng chia sẻ.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu đưa ý kiến cần đưa tên các doanh nghiệp gây ô nhiễm lên các phương tiện truyền thông đại chúng và nâng mức xử phạt tránh tình trạng phạt như hiện nay chẳng khác nào "gãi ngứa" và gây "lờn thuốc" chống ô nhiễm.
Một doanh nghiệp tham dự hội thảo chia sẻ ý kiến rằng anh rất tán đồng với việc đưa danh sách các công ty ô nhiễm lên báo chí thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ tẩy chay.
Thường các doanh nghiệp muốn kinh doanh bền vững bao giờ cũng muốn sản xuất an toàn vì môi trường và vì sức khỏe người tiêu dùng.
Thông điệp của tôi: Hãy tẩy chay những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Từ trái qua: Nhà báo Nguyễn Quang Sơn, PGS,TS Nguyễn Lê Ninh, TS Lê Quốc Tuấn
PGS. TS Nguyễn Lê Ninh giới thiệu, ông làm giảng viên chuyên ngành động cơ đốt trong và qua thực tế ông nhận thấy ô tô và môi trường là một đề tài hay và ông đã theo đuổi từ năm 1974 đến nay.
Bên cạnh đó ông cũng là người thực hiện đề tài: sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp của người Hoa, quận 11, TPHCM.
Ông nói về điều này bởi các vấn đề môi trường là một thực tế cần làm việc một cách quyết liệt hơn. Nâng cao dân trí thì cũng phải nâng cao "quan trí" bởi theo ông nếu hiểu biết về môi trường thì không ai lại đi cấp phép cho các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư. Nhìn thẳng vào sự thật thì mới giải quyết được bài toán ô nhiễm đô thị đang ngày càng bức xúc hơn không chỉ ở TPHCM mà trên cả các vùng đô thị khác.
Nếu lịch sử để lại những cơ sở gây ô nhiễm, vậy cách đối xử phải như thế nào?
Phải có những "đội đặc nhiệm" hiểu biết về công nghệ (tự nguyện, mời hoặc chỉ định tham gia) để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh ô nhiễm trong sản xuất, giúp cho cơ sở sản xuất xử lý thích hợp nhất các yếu tố gây ô nhiễm có thể bằng khoa học và công nghệ.
Đề cập đến nhiều vấn đề thực tế khác nhau, PGS. TS Lê Duy Ninh cho rằng: Giáo dục và luật pháp là 2 yếu tố then chốt trong kế sách giảm ô nhiễm hiện nay.
Nếu cơ sở sản xuất gồm cả người quản lý và công nhân được hiểu biết tường tận về những ô nhiễm do chính cơ sở mình gây ra thì cách giải quyết sẽ hiệu quả hơn.
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Ý kiến này của Bác Hồ trong bài toán chống ô nhiễm sẽ là khả thi nếu được dân đồng sức, đồng lòng.
Người mẫu Ngọc Quyên trình bày tâm tư của mình
"Thiên sứ" môi trường Ngọc Quyên chia sẻ: "Qua những đóng góp ý kiến của các đại biểu và các hộ dân thì thấy vấn đề môi trường thực sự bức xúc. Các nước tiên tiến trên thế giới thì người dân nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều có ý thức bảo vệ môi trường.
Để tăng ý thức của mỗi người chắc chắc việc đầu tiên cần xử phạt nặng, nhất là đối với các doanh nghiệp. Nhưng xử phạt ở đây mới chỉ mang tính hình thức chứ chưa đi sâu đi sát vào sự tác động của môi trường ô nhiễm lên đời sống người dân. Việc bản thân làm một số việc gây bức xúc trong bộ phận người dân nhưng thực sự việc làm đó có ý tưởng, không cố ý tạo scandal, tai tiếng.
- Cần phải có những tiếng chuông báo động quyết liệt hơn.
- Cần phải có những biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe.
- Tẩy chay những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm bằng cách không dùng sản phẩm của họ.
- Hãy sống hành động và bảo vệ môi trường trong lành của chúng ta.
- Sản xuất cho hôm nay phải nghĩ đến tương lai.
Đó những thông điệp chung của tọa đàm bên cạnh việc phàn ánh một thực tế ô nhiễm đang trở thành vấn nạn đô thị. Xin được chuyển tải đến cơ cấp chính quyền và các tổ chức xã hội.
Xin cám ơn sự theo dõi của bạn đọc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.