Môi trường » Bảo vệ môi trường
Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh: Ô nhiễm môi trường đáng báo động từ đại dự án chăn nuôi bò
(14:18:37 PM 16/04/2016)
Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng kể từ khi “đại dự án” nuôi bò của Cty Bình Hà triển khai.
Dân hoang mang vì nguồn nước bị ô nhiễm
Thời gian qua Báo nhận được rất nhiều phản ánh về việc Công ty CP chăn nuôi Bình Hà (Cty Bình Hà) triển khai dự án chăn nuôi bò ngay tại thượng nguồn của các con sông chảy về khu dân cư làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, đục ngầu, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Nguồn nước ở khu vực triển khai dự án đã trở nên đục ngầu, bốc mùi hôi thối do phân bò của dự án thải thẳng ra môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Chúng tôi đã có mặt tại thôn 4, thôn 5, thôn 6, xã Cẩm Mỹ ghi nhận những phản ánh của người dân là có cơ sở. Hiện tại, hầu hết các nhánh khe suối đã bị san lấp, cày xới, thu hẹp dẫn đến nguồn nước đổ về các con sông bị hạn chế. Người dân rất bức xúc trước vấn nạn nguồn nước Rào Vang Vang đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc lên từ giếng nước, từ khe suối dưới trời nắng oi làm chúng tôi cảm thấy buồn nôn, rác thải vứt bừa bãi theo dòng chảy bám 2 bên Rào, cộng với phân bò đặc quánh làm cho dòng chảy bị tắc nghẽn…
Nước sinh hoạt của người dân có mùi tanh, không thể sử dụng vì ô nhiễm kể từ tháng 12/2015.
Đặc biệt, Cty Bình Hà chưa xây dựng được nhà máy xử lý phân, các công trình phụ trợ như bể lắng, bể xử lý phân chưa có nên hầu hết phân và rác thải của nhà máy đang đổ trực tiếp ra môi trường. “Hiện tại Rào Vang Vang đang trở thành “Rào chết”, trâu bò không tắm, không uống nước được. Có 22 hộ dân sống xung quanh khu vực ven Rào Vang Vang bị ảnh hưởng nguồn nước nghiêm trọng, riêng 02 hộ nhà anh Bùi Hà và anh Trần Ất ở thôn 4, xã Cẩm Mỹ từ khi trại bò xả thải (ngày 23/12/2015 thì 3 ngày sau 26/12/2015) đến nay gia đình không dùng được nước giếng mà phải đi gánh nước ở thôn dưới về dùng” – hộ anh Bùi Hà chia sẻ.
Anh Dương Văn Trung chỉ thực trạng quá tải của khu vực xả phân bò của Cty Bình Hà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Công ty Bình Hà chưa xây dựng các công trình phụ trợ, phân bò đổ thẳng ra môi trường gây mất mỹ quan và ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của hơn 20 hộ dân trong vùng.
Ông H, một người dân tại thôn 4, xã Cẩm Mỹ cho biết: “Rào Vang Vang từ bao đời nay là mạch nước ngầm cung cấp cho hầu hết các hộ dân kể cả nước ăn, nước sinh hoạt và chăn nuôi… Nhưng từ khi dự án chăn nuôi bò về triển khai ngay khu vực thượng nguồn, lợi ích kinh tế như thế nào thì chưa thấy nhưng nguồn nước thì đổi màu từ trong xanh thành đục ngầu nên việc ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân chúng tôi là điều không thể tránh khỏi. Về lâu về dài chắc chắn sẽ càng nghiêm trọng hơn…”
Hình ảnh khủng khiếp hiện tại ở Rào Vang Vang. Nơi đây đã từng là mạch nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt cho hầu hết cư dân trong vùng.
Anh Dương Văn Trung, Trưởng thôn 4 xã Cẩm Mỹ chia sẻ: “Nghĩa trang chôn bò không đúng quy trình, hiện nay chôn bò chết rất sơ sài chỉ đào hố, rải vôi rồi lấp đất chứ không trải bạt chống thấm, không xử lý đề phòng dịch bệnh lây lan. Việc quy hoạch nghĩa trang bò, hố phân thải ngay đầu thượng nguồn mà việc xử lý ô nhiễm môi trường sơ sài thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Bây giờ mới hơn trăm con bò chết chứ tương lai cả ngàn con bò chôn ở đây mà làm kiểu này thì dân lãnh đủ”.
Có hay không việc chủ đầu tư coi thường chỉ đạo của địa phương?
Trao đổi với ông Lê Quang Nghĩa, Chủ tịch xã Cẩm Mỹ về tình hình ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường do chất thải từ trại bò của Cty Bình Hà, ông Nghĩa cho biết: “Từ khi trại bò đi vào hoạt động thì các hộ dân sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm nguồn nước, nước nghe mùi tanh không dùng được là có thật, nhưng việc xác định nguyên nhân thì phải nhờ đến các cơ quan chức năng có chuyên môn chứ tôi không thể khẳng định việc này là do trại bò gây ra. Tuy nhiên, do người dân phản ánh nhiều nên chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra thực tế thấy tại hiện tượng hố phân quá tải bị tràn, hệ thống xử lý phân không đảm bảo nên phân đang thải trực tiếp ra môi trường. Bên cạnh đó, hiện tượng bò chết đang còn chôn tạm bợ… Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với đại diện Cty Bình Hà nhưng đến nay vẫn chưa thấy Cty khắc phục”.
“Chúng tôi rất đồng tình với chủ trương của tỉnh nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương. Nhưng trước tình trạng ô nhiễm như hiện nay, chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên và kiến nghị với doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con” – ông Nghĩa nói thêm.
Anh Dương Văn Trung, Trưởng thôn 4, xã Cẩm Mỹ cho biết: “chúng tôi đã nhiều lần họp thôn, kiến nghị lên xã, lên huyện, biên bản đã lập đi lập lại nhiều lần, cán bộ xã xuống kiểm tra, họp bàn nhưng chưa có hướng xử lý. Doanh nghiệp thì thờ ơ. Hôm nay mà anh, chị không về kêu cho dân thì chúng tôi sẽ kêu Chuyển động 24h về quay cho dân được nhờ chứ sống thế này thì đời con, đời cháu sẽ ủ bệnh mà chết thôi”.
Trước đó, Cty Bình Hà có văn bản xin giải phóng mặt bằng đắp đập chứa nước phục vụ cho việc trồng cỏ tại vùng Động Lếu thôn 4 nhưng UBND xã Cẩm Mỹ đã có công văn số 47/UBND –TNMT đề nghị các cấp có thẩm quyền kiểm tra thực địa bởi phía sau đập có hơn 400 hộ dân hiện đang sinh sống. Khi đắp đập sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân và gia súc, gia cầm…
Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) có quy mô 150.000 con, được triển khai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với tổng diện tích hơn gần 5.000 ha đất rừng, tổng vốn đầu tư 5.045 tỷ đồng. Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 quy mô 30.000 con, tổng mức đầu tư 845 tỷ đồng; giai đoạn 2 quy mô 150.000 con, tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh: Ô nhiễm môi trường đáng báo động từ đại dự án chăn nuôi bò
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.