»

Thứ năm, 31/10/2024, 06:24:15 AM (GMT+7)

Nếu cần, sẽ kiến nghị bỏ thủy điện Sông Tranh 2

(10:41:01 AM 08/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 7/9, ít nhất đã có thêm 2 trận động đất mạnh xảy ra ở khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân trong khu vực phát hoảng. Liên tiếp những đợt rung chấn mạnh kèm đất nổ, nhà rung khiến người dân sống thấp thỏm trong hoang mang lo sợ.

>>Chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho đập thủy điện Sông Tranh 2

 

Cô[-]giáo[-]Đỗ[-]Thị[-]Bích[-]Phương[-]-[-]giáo[-]viên[-]Trường[-]mẫu[-]giáo[-]Hoa[-]Phượng,[-]xã[-]Trà[-]Bui,[-]huyện[-]Bắc[-]Trà[-]My[-]-[-]bên[-]ngôi[-]trường[-]bị[-]nứt[-]toác[-]-Ảnh:[-]Tấn[-]Vũ
Cô giáo Đỗ Thị Bích Phương - giáo viên Trường mẫu giáo Hoa Phượng, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My - bên ngôi trường bị nứt toác -Ảnh: Tấn Vũ

 

Lúc 9g27, một tiếng nổ to kèm theo những rung động kéo dài, trụ sở UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) rung lên bần bật. Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), trận động đất trên có cường độ 4,2 độ Richter, tâm chấn nằm ở phía nam hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2, sát đứt gãy Hương Nhượng - Tà Vi - nơi từng xảy ra trận động đất 4,2 độ Richter ngày 3-9.

Khoảng hai giờ sau, một rung chấn tương tự làm dịch chuyển mọi thứ đang yên tĩnh tại khu vực này. Gần 20 quan chức huyện đang họp về động đất và bàn các phương án đối phó bật dậy khỏi ghế chạy ra phía hành lang.

Trong khi đó, phía dưới đường chính của thị trấn mọi thứ như khựng lại, dòng người đi đường bỗng nghiêng ngả, nhiều người tìm nơi trú ẩn. Tại Trường mẫu giáo Hoa Phượng, xã Trà Bui, sát bờ đập Sông Tranh 2, hơn 200 học sinh mẫu giáo nhốn nháo, nhiều em khóc thét, cô trò ôm chầm lấy nhau run sợ. Chưa hết hoàn hồn sau những gì vừa diễn ra, cô giáo Đỗ Thị Bích Phương kể lại: “Cả căn phòng rung lên. Học sinh nháo nhào. Tường nhà nứt toạc, cát đá rơi loạt soạt, hoảng quá cô trò chỉ biết ôm nhau tụm lại ngồi khóc”.

Bà Hồ Thị Thảo ở Trà Bui phải dọn sang căn nhà tạm bằng gỗ để sinh sống vì căn nhà tái định cư xây bằng gạch đã nứt toác nhiều nơi và có nguy cơ đổ ập bất cứ lúc nào. Chồng bà Thảo phải chằng dây níu các trụ ximăng với nhau để tránh ngã đổ khi có các rung chấn tiếp theo.

Cơn dư chấn như đổ thêm dầu vào lửa khiến ông Nguyễn Thế Tài - bí thư Huyện ủy Bắc Trà My - bức xúc: “Phải xem lại thủy điện Sông Tranh 2. Chất lượng đập kém, công trình phụ trợ trường học, đường giao thông, nhà dân tái định cư... cũng chẳng ra chi. Công trình này tạo nên quá nhiều bức xúc cho địa phương, rốt cuộc chỉ dân là khổ. Sắp tới nếu cấp trên không giải quyết rốt ráo, huyện sẽ kiến nghị Chính phủ bỏ hẳn thủy điện này để dân đỡ khổ”.

Theo trung tá Trần Cao Thái - phó chỉ huy trưởng Cơ quan quân sự huyện Bắc Trà My, sắp tới tình hình động đất sẽ khó lường. Tuy nhiên, trong phương án phòng chống lụt bão huyện ký kết với Công ty thủy điện Sông Tranh chỉ tập trung việc cung cấp thông tin chứ chưa thấy đề cập đến lực lượng và trang bị triển khai cứu hộ, ứng phó.

Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Trần Anh Tuấn cho biết hiện chính quyền đang yêu cầu Bộ Xây dựng và các ngành liên quan tổ chức họp báo khẩn cấp ngay địa phương để nói rõ an nguy của thủy điện với người dân địa phương. “Phải cho đại diện người dân bản địa vào thị sát trong đường hầm để họ an tâm. Người dân mất lòng tin thì chính quyền cố gắng mấy cũng vô ích. Mình còn sợ huống chi người dân!” - ông Tuấn nói. Ông Tuấn còn cho biết huyện đã lên kế hoạch tập huấn cho người dân, đặc biệt là học sinh, ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Truyền cho hay chính quyền Quảng Nam đã yêu cầu cơ quan chức năng bộ, ngành trung ương sớm vào cuộc để xác định lại nguyên nhân thế nào, cấp độ ảnh hưởng của động đất vì người dân đã quá hoang mang sau những gì vừa diễn ra. Chiều 7-9, đoàn công tác của Viện Vật lý địa cầu đã vào đến Quảng Nam, bắt đầu chương trình làm việc đến hết ngày 12-9 để đánh giá lại toàn bộ tình hình động đất ở đây.

 

Ông Lê Trí Tập (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - chuyên gia thủy lợi):

Có phải là động đất kích thích?


Giải thích của các nhà khoa học cho rằng đây là các trận động đất kích thích đến thời điểm này là không thỏa đáng. Vì động đất kích thích là do tích nước, nhưng ở thời điểm xảy ra các trận động đất vừa qua khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 mới bắt đầu cho tích nước với lưu lượng nhỏ nhưng lại xảy ra liên tiếp các trận động đất khá lớn. Mặt khác, các trận động đất vừa qua không chỉ xảy ra ở khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 mà còn lan ra các vùng rộng lớn khác.

Ngoài ra, theo tôi được biết, động đất kích thích thường xảy ra lần đầu tiên gây rung chuyển lớn, sau đó tỉ lệ nhỏ dần theo thời gian, còn ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua các trận động đất có độ rung chuyển lớn dần lên. Cách giải thích đây là động đất kích thích thực tế càng làm nỗi lo lắng lớn hơn, chưa làm hàng vạn người dân an lòng. Theo tôi, cần phải xem xét, nghiên cứu, quan trắc kỹ lưỡng xem đây có phải là động đất do kiến tạo đứt gãy Hương Nhượng - Tà Vi để từ đó có đánh giá chuẩn xác, có phải công trình thủy điện Sông Tranh 2 đang nằm giáp với đường đứt gãy trên không. Nếu đúng thì ngay lập tức phải chuẩn bị phương án để tránh những hậu quả khôn lường.

Giáo sư Nguyễn Thế Hùng (trưởng bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi - thủy điện ĐH Bách khoa Đà Nẵng):

Cần xem lại việc tích nước ở mức cao


Điều mà tôi đang hết sức băn khoăn là dù thân đập đã xử lý xong phần rò rỉ nước phía thượng lưu, nhưng nền đập cũng như lõi đập bên trong vẫn còn “bị thương”. Những “vết thương” này chưa xử lý dứt điểm được, nên nếu bây giờ hồ tích nước mà quanh khu vực này động đất lại liên tục xuất hiện thì e rằng khi áp lực nước cao gặp phải trận động đất lớn sẽ rất nguy hiểm cho đập. Với quan điểm của cá nhân tôi thì không nên cho hồ Sông Tranh 2 tích nước ở mức cao nhất, bởi khi đó nếu xảy ra sự cố áp lực nước lớn và nước sẽ thoát qua các khe hở gây xói lở thân đập rất cao và nhanh.

 

Theo Tuổi Trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nếu cần, sẽ kiến nghị bỏ thủy điện Sông Tranh 2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI