Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Truyền thông cần đưa ra những "câu chuyện" về biến đổi khí hậu
(18:40:34 PM 03/12/2012)Truyền thông cần được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người, thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Theo Ủy ban Liên Chính phủ của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là các vùng đồng bằng đông dân cư ven biển Châu Á, trong đó có Việt Nam được dự đoán là một trong số ít nước chịu hậu quả nặng nề nhất với khoảng 1/6 diện tích đất đai và 1/3 dân số bị ảnh hưởng, đặc biệt là vùng ven biển và các đô thị.
Tại hội thảo truyền thông đại chúng với biến đổi khí hậu vừa diễn ra ở Hà Nội, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí&Tuyên truyền, cho hay cũng như bức tranh chung trên toàn cầu, ở Việt Nam trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình hàng năm đã tăng lên khoảng 0,7 độ C, mực nước biển đã dâng 20cm. Hiện tượng EL-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt – theo Bộ Tài nguyên&Môi trường (2003).
Theo nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Phó chánh Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường.
Trong 10 năm gần đây (2001-2010), các loại thiên tai như bão lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn,…đã làm hơn 9.500 người chết và mất tích, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.
Trước diễn biến của biến đổi khí hậu, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu triển khai các mô hình ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng trong đó ưu tiên triển khai ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đến hết năm 2011, đã có 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành được kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu đã bước đầu được triển khai tại một số địa phương.
Truyền thông cần đưa ra những câu chuyện về biến đổi khí hậu
Với đặc trưng là cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội, báo chí và truyền thông khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, đi vào giải quyết nhiều vấn đề của xã hội, trong đó có những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn cầu trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu – theo ông Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế, các phương tiện truyền thông ngày càng đưa nhiều tin, bài về những rủi ro của biến đổi khí hậu nhưng lại tập trung chủ yếu vào các hậu quả khủng khiếp của nó, biến nó trở thành một nguy cơ lớn nhưng lại ít truyền tải cho người dân những thông tin về việc xử lý thực tế, vì vậy đã làm giảm hiệu quả truyền thông về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Trung tâm Dữ liệu & Truyền thông Phòng ngừa Thiên tai - Cục Khí tượng Thủy văn & Biến đổi Khí hậu, vấn đề truyền thông trong lĩnh vực biến đổi khí hậu vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công chúng nhiều nước phát triển cũng như Việt Nam chưa được báo chí thông tin đầy đủ.
Nghiên cứu “Thực trạng đưa tin, bài trên các báo in và báo mạng điện tử của Việt Nam về chủ đề biến đổi khí hậu” do khoa xã hội học Học viện Báo chí&Tuyên truyền thực hiện trên năm tờ báo cho thấy những thôn tin về nguyên nhân biến đổi khí hậu trên báo chí Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các chuyên gia hoặc nhà khoa học trong khi nhà quản lý đóng trò rất quan trọng trong xã hội cũng như trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội thì lại không cung cấp nhiều thông tin về nguyên nhân trên báo chí.
Trong khi đó, theo ông Cường, hiện có rất ít những nghiên cứu về mức độ nhận thức hoặc thái độ đối với vấn đề biến đổi khí hậu của người dân Việt
Một nghiên cứu của Oxfam tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương hiện không nhận thức đầy đủ vấn đề biến đổi khí hậu và họ thiếu thông tin, phương pháp, công cụ và kinh nghiệm để đối phó với nó.
Nhiều ý kiến cho rằng trong phương pháp truyền thông, các nhà truyền thông cần chú ý đưa ra cả các thực trạng về biến đổi khí hậu đáp ứng nâng cao nhận thức của công chúng, mặt khác tránh sa đà vào những mất mát, thiệt hại với những con số vô cảm mà cần đưa ra những câu chuyện về biến đổi khí hậu nhằm tiến đến thay đổi nhận thức, hành vi của công chúng.
Một ví dụ điển hình đã mang lại hiệu quả theo hình thức truyền thông mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đang làm là “Hành trình xanh – kịch truyền thanh về biến đổi khí hậu” chính thức lên sóng năm 2011 mỗi tuần một tập. Tính đặc sắc của chương trình là không có kịch bản cứng mà là kịch bản mở để nhận sự tham gia của công chúng.
Chính vì vậy truyền thông cần được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, và không những chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tính đại chúng.
Một giải pháp quan trọng mà các nhà khoa học đưa ra trong tình hình hiện nay là xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa nhà báo với các hội, các tổ chức phi chính phủ liên quan để nâng hiệu quả truyền thông lên cao nhất, đưa những thông tin hấp dẫn, bằng các hình thức hiệu quả nhất đến với công chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.