Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Trồng 50 cây ngọc lan tại chùa Cam Lộ - Quảng Trị: Trao mầm xanh cho thành cổ thêm xanh
(10:05:06 AM 04/04/2016)t
mảnh đất địa linh nhân kiệt
chùa Thanh Lương và Phong Phạn
Trao mầm xanh cho thành cổ thêm xanh
Chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa” là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các chương trình hoạt động của sự kiện nghênh đón Phật Ngọc về Việt Nam lần thứ 2 với mong muốn tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa, cảnh quan thành phố… mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao sức khỏe cho các du khách tham quan; Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; đồng thời thực hiện chương trình đã ký kết về phối hợp hành động về bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Ủy ban TƯ MTTQVN, Bộ TN-MT và các tôn giáo tại Việt Nam ký ngày 2/12/2015 tại Thành phố Huế. 4. Qua đó nâng cao nhận thức của con người hiện nay với vấn đề bảo vệ, phát triển cây trồng và bảo vệ môi trường; vận động cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hình thành được các cộng đồng sống xanh: gia đình xanh, trường học xanh, đơn vị xanh, khu phố xanh, đô thị xanh, thành phố xanh… để làm hình mẫu cho sự vận động, duy trì và phát triển một hệ ý thức biết sống xanh trong tương lai.
Cách thị xã Đông Hà 10km, giáp ngôi chùa Cam Lộ uy nghiêm hùng vĩ với kiến trúc hài hòa, trầm mặc trên vùng đất đã từng gánh chịu nhiều khốc liệt của chiến tranh. Uy nghiêm, tráng lệ, chùa Cam Lộ là một công trình văn hóa của quê hương, đất nước. Giữa cảnh xóm làng thôn quê thanh vắng, tiếng chuông chùa vẫn dìu dặt ngân vang mỗi sớm chiều, đưa thế nhân xa rời tục lụy.
Trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Cam Lộ và Quảng Trị ngôi chùa chiếm một vị trí quan trọng trong không gian tâm linh tôn giáo. Đến nay, chùa Cam Lộ đã trải qua nhiều thăng trầm với lịch sử dân tộc và luôn luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng người dân Quảng Trị. Và như thế, sự phát triển của đạo Phật, sự phát triển về kinh tế, văn hóa ở nơi thành cổ này có mối liên hệ khăng khít không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn ở tương lai.
Cũng theo Phật giáo, việc trồng cây, bảo vệ rừng là một phước lớn: trồng một cây xanh là ta gieo được một cội phúc cho mình, trồng nghìn cây xanh cho đời là ta đã gieo được nghìn cội phúc cho mình, gieo hòa bình cho thế giới. Nhờ khung cảnh tịch mịch, tâm linh với sự hài hòa của cây cối xung quanh các ngôi chùa, di tích con người dễ thăng hoa, hướng thiện, yêu hòa bình.
Hòa thượng Thích Thiện Tấn (Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Quảng Trị, trụ trì chùa Cam Lộ) chia sẻ: “Việc trồng cây xanh là công việc hết sức ý nghĩa, đặc biệt với việc cải tạo mảnh đất sỏi đá và ảnh hưởng bởi bom đạn chiến tranh như Cam Lộ. Chùa Cam Lộ sẽ trồng và chăm sóc tốt những cây hoa được tặng để tăng thêm màu xanh và tâm linh cho chùa”.
Anh Nguyễn Minh Đức – Bí thư huyện đoàn Cam Lộ nói: “Cam Lộ là địa phương cửa ngõ phía Tây của Quảng Trị, luôn chú trọng công tác phát triển rừng, tăng diện tích cây xanh. Chương trình trồng cây của Trung tâm phát triển Thế giới thêm xanh là chương trình vô cùng ý nghĩa, hy vọng rằng những cây hoa ngọc lan sẽ phát triển tốt góp thêm màu xanh và hương sắc cho mảnh đất Cam Lộ.”
Tại địa điểm tổ chức chương trình, đại biểu, phật tử, đoàn viên thanh niên huyện đoàn Cam Lộ và tỉnh đoàn Quảng Trị đã cùng nhau ký cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, trồng cây ngọc lan quanh khuôn viên di tích lịch sử, trường, chùa, ôn lại truyền thống văn hóa, lịch sử của từng địa danh, dâng hương lễ Phật…
6 tỉnh thành được lựa chọn tổ chức chương trình bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với các di sản văn hóa, các đền chùa gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc như: chùa Hoằng Phúc (Quảng Bình), Chùa Khánh Quang (Thanh Hóa), Đền Nguyễn Xí (Nghệ An), chùa Thanh Lương (Hà Tĩnh), chùa Cam Lộ (Quảng Trị) …
Hình ảnh trồng 50 cây ngọc lan tại chùa Cam Lộ - Quảng Trị trong ngày 3/4/2016:
Nguồn ảnh: Thế giới thêm xanh.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng 50 cây ngọc lan tại chùa Cam Lộ - Quảng Trị: Trao mầm xanh cho thành cổ thêm xanh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).