»

Thứ ba, 25/02/2025, 02:50:05 AM (GMT+7)

Trồng 20 cây Ngọc lan tại các địa điểm thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh

(16:45:38 PM 12/05/2016)
(Tin Môi Trường) - Sáng nay (12/5/2016), chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan” tại các di tích lịch sử, đền chùa đã tiến hành trồng 20 cây Ngọc lan tại các địa điểm thờ đại danh y Tuệ Tĩnh: Đền Xưa, Chùa Nghiêm Quang, Đền bia Tuệ Tĩnh và Văn Miếu Mao Điền (tỉnh Hải Dương).

Trồng[-]20[-]cây[-]Ngọc[-]lan[-]tại[-]các[-]địa[-]điểm[-]thờ[-]Đại[-]danh[-]y[-]Tuệ[-]Tĩnh


Được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam , Đại danh y Tuệ Tĩnh chính là người khởi nguồn cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Tưởng nhớ công ơn đó, nhân dân đã lập đền thờ ông ngay tại quê hương Hải Dương của ông. Tại cụm 03 di tích này, Trung tâm Phát triển Thế giới thêm xanh và các tình nguyện viên đã tiến hành tặng và trồng 20 cây ngọc lan.


Đền Bia, đền Xưa, chùa Giám là cụm 03 di tích nằm trên địa bàn 3 xã Cẩm Sơn, Cẩm Vũ và Cẩm Văn của huyện Cẩm Giàng. Cùng thờ một người song mỗi di tích lại có những nét đặc sắc riêng, công trình kiến trúc độc đáo và gắn liền với những câu chuyện hấp dẫn, đậm màu sắc dân gian.


Đến thăm cụm di tích này, khách tham quan sẽ được tìm hiểu xuyên suốt về hành trình cuộc đời vị Đại danh y tài hoa mà thân phận long đong. Nếu như chùa Giám gắn với những năm tháng đầu đời của Đại danh y Tuệ Tĩnh thì đền Xưa là ngôi đền chính thức được xây dựng để thờ ông.


Đến thăm đền Bia, ta như đang được quay trở lại đoạn cuối cuộc đời vị đại danh y. Ngôi đền với công trình độc đáo là vườn thuốc nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu. Đền Bia tuy không phải là nơi thờ chính Tuệ Tĩnh nhưng lại được nhân dân địa phương đến thăm viếng nhiều nhất, vì nơi đây đã trở thành trung tâm thuốc nam uy tín. Vào dịp lễ hội (1-4 âm lịch) khách trẩy hội rất đông, nhiều du khách tới đây cắt thuốc nam như một cách cầu may về sức khỏe.

 

Trồng[-]20[-]cây[-]Ngọc[-]lan[-]tại[-]các[-]địa[-]điểm[-]thờ[-]Đại[-]danh[-]y[-]Tuệ[-]Tĩnh


Cùng với cụm di tích thờ vị tổ là Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, Văn miếu Mao Điền cũng là địa điểm diễn ra chương trình.


Văn miếu Mao Điền, di tích lịch sử quốc gia, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Văn miếu Mao Điền, được xếp hạng di tích lích sử quốc gia năm 1992. Nơi đây thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến của tỉnh Hai Dương. Văn miếu có một lịch sử vẻ vang. Tại đây đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ nho học đứng vào hàng đầu cả nước.


Cùng với việc xây dựng và cải tạo, tu bổ các hạng mục kiến trúc thì hệ thống cây xanh ở đây cũng được đầu tư, phát triển bao bọc sẽ tạo nên vẻ đẹp mới, xứng với một di tích lịch sử quốc gia tôn thờ các danh nhân và các anh hùng đã làm vẻ vang đất nước.


Hành trình tiếp theo của “Trồng hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền chùa tại 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận” sẽ đến với tỉnh Bắc Giang.

 

Trồng[-]20[-]cây[-]Ngọc[-]lan[-]tại[-]các[-]địa[-]điểm[-]thờ[-]Đại[-]danh[-]y[-]Tuệ[-]Tĩnh


Tin Môi Trường sẽ tiếp tục đưa tin về hành trình đầy ý nghĩa này!

Chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa” là hoạt động ý nghĩa với mong muốn tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa, cảnh quan thành phố… mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao sức khỏe cho các du khách tham quan; Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; đồng thời thực hiện chương trình đã ký kết về phối hợp hành động về bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Ủy ban TƯ MTTQVN, Bộ TN-MT và các tôn giáo tại Việt Nam ký ngày 2/12/2015 tại Thành phố Huế. 4. Qua đó nâng cao nhận thức của con người hiện nay với vấn đề bảo vệ, phát triển cây trồng và bảo vệ môi trường; vận động cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hình thành được các cộng đồng sống xanh: gia đình xanh, trường học xanh, đơn vị xanh, khu phố xanh, đô thị xanh, thành phố xanh… để làm hình mẫu cho sự vận động, duy trì và phát triển một hệ ý thức biết sống xanh trong tương lai.

PHƯƠNG THẢO /Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng 20 cây Ngọc lan tại các địa điểm thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI