Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Trồng hoa ngọc lan tại chùa Tân Thanh -Cột mốc tâm linh vùng biên cương
(08:32:37 AM 19/04/2016)Trồng cây tại chùa Tân Thanh -Ảnh: Phương Thảo/Tinmoitruong.vn
Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt - Trung được xây dựng dựa vào nguồn công đức của phật tử trong và ngoài nước. Ngôi chùa là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho Tăng Ni và Phật tử địa phương sau khi hoàn thành xây dựng.
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc xây dựng ngôi chùa Tân Thanh nơi biên cương của tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam. Sự hiện diện của ngôi chùa nơi biên giới còn là thông điệp về sự chân thành, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, tình hữu nghị, cam kết cùng phát triển của nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Việc xây dựng ngôi chùa tại nơi vùng biên giới của Tổ quốc chính là một thông điệp về hòa bình, độc lập và là cột mốc văn hóa tâm linh ghi dấu ấn của một giai đoạn lịch sử, góp phần phát triển đời sống tâm linh của bà con nơi cửa khẩu.
Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó, Trung tâm Phát triển Thế giới thêm xanh kết hợp Trung tâm tình nguyện quốc gia và các đơn vị địa phương tổ chức trồng 30 cây hoa ngọc lan tại chùa như một hành động góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước, góp thêm màu xanh cho địa chỉ tâm linh này. Đồng thời, tiếp thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cổ động sức trẻ cho các đoàn viên thanh niên trong những ngày đất nước sục sôi không khí Giỗ Tổ Hùng Vương này.
Chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa” là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các chương trình hoạt động của sự kiện nghênh đón Phật Ngọc về Việt Nam lần thứ 2 với mong muốn tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa, cảnh quan thành phố… mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao sức khỏe cho các du khách tham quan; Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; đồng thời thực hiện chương trình đã ký kết về phối hợp hành động về bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Ủy ban TƯ MTTQVN, Bộ TN-MT và các tôn giáo tại Việt Nam ký ngày 2/12/2015 tại Thành phố Huế. 4. Qua đó nâng cao nhận thức của con người hiện nay với vấn đề bảo vệ, phát triển cây trồng và bảo vệ môi trường; vận động cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hình thành được các cộng đồng sống xanh: gia đình xanh, trường học xanh, đơn vị xanh, khu phố xanh, đô thị xanh, thành phố xanh… để làm hình mẫu cho sự vận động, duy trì và phát triển một hệ ý thức biết sống xanh trong tương lai.
Tại các địa điểm tổ chức chương trình, đại biểu, phật tử, và các TNV sẽ cùng nhau ký cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, trồng cây ngọc lan quanh khuôn viên di tích lịch sử, đền, chùa, thắp hương lễ chùa, ôn lại truyền thống văn hóa, lịch sử của từng địa danh, dâng hương lễ Phật…
Các TNV tham gia trồng cây tại chùa Tân Thanh -Ảnh: Phương Thảo/Tinmoitruong.vn
Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng hoa ngọc lan tại chùa Tân Thanh -Cột mốc tâm linh vùng biên cương
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.