»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:05:47 PM (GMT+7)

Trò chơi cổ truyền trong các lễ hội

(16:22:32 PM 01/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Các trò vui chơi xuân của nhân dân ta xưa được sử gọi là “trăm trò chơi” (bách hí). Ngày nay, qua nhiều thăng trầm của thời gian, nhiều trò chơi đã không còn xuất hiện. Tuy nhiên, một số trò chơi dân gian đã trường tồn trong lễ hội truyền thống đến tận ngày nay.

Dân gian vẫn có câu:
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai đình đám, tháng ba hội làng.

Hoà cùng không khí thiêng liêng trong lễ đầu xuân, phần hội với những trò chơi dân gian đặc sắc cũng góp phần tạo nên sức sống cho lễ hội. 

1. Đánh đu

Đánh đu (gồm nhiều loại như đu tiên, đu vân xa v.v...) là một trò chơi phổ thông được hầu hết trai gái ưa chuộng. Bởi vậy mới có câu ca dao: “Tháng giêng giai tiết ở đầu/ Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu”. Theo tư liệu và hình ảnh cũ, chúng ta có thể mô tả như sau: Người ta trồng hai cột gỗ cao song song giữa một bãi đất trống và ở giữa treo một bàn nhún (để đủ 2 người nam - nữ cùng đứng). Có làng phải trồng đến hai, ba cây đu trong dịp tết để đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của đôi trai gái. Các nam thanh nữ tú kéo tới, rủ nhau lên đánh đu, thường thường mỗi cặp đu là một nam một nữ mới thêm phần thú vị, như bài thơ của Hồ Xuân Hương: “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng / Người thì lên đánh kẻ ngồi trông / Trai đu gối hạc khom khom cật / Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng”.

Đánh đu xuất hiện rất nhiều trong hội Gióng, hội Cổ Loa, hội Lim...

2. Kéo co

Trò chơi luyện sức và thể hiện ý chí hiệp đồng tập thể. Dễ chơi, thường được tổ chức trong các hội làng với nhiều hình thức. Tiêu biểu hơn cả trong vùng Hà Nội là hội kéo co làng Cự (tức Cự Linh, nay là thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm). Dây kéo có thể dùng dây song, dây chão, thậm chí dùng cả cây tre để kéo. Người chơi chia làm hai phe đều nhau, đối mặt theo một hàng dọc, theo lệnh hiệu cờ cùng kéo về bên mình. Chính giữa dây kéo được buộc đánh dấu bằng túm vải đỏ, đặt trên vạch vôi phân ranh giới giữa hai phe. Nếu bên nào lôi được túm vải đỏ dịch sang địa phận của mình là thắng. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

3. Nặn tò he

Nặn[-]tò[-]he.
Nặn tò he.

Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) là nơi có truyền thống nặn tò he. Ban đầu, khi rỗi rãi, một số người đã nặn những hình con cò, con chim, con gà... bằng đất, nung qua lửa rồi cắm vào đó chiếc kèn và bán cho các cháu nhỏ làm đồ chơi. Khi cuộc sống được no đủ, họ đã chuyển từ nặn bằng đất sang nặn bằng bột gạo. Hình dáng của những thứ được nặn cũng đa dạng hơn. Từ những con vật cụ thể như voi, ngựa, chim, gà, lợn... đến những con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của con người như rồng, phượng, hạc... những nhân vật cổ tích, thần thoại như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bồ Tát nghìn tay...

Đặc biệt mỗi dịp trung thu tới, dưới ánh trăng vằng vặc, sản phẩm dân dã ấy đã làm rạng niềm vui trên những khuôn mặt trẻ thơ nông thôn khi phá cỗ. Trẻ con rất thích tò he. Bởi tò he có những hình dáng, màu sắc bắt mắt và khi chơi chán chúng có thể ăn được.

4. Đấu vật

Đấu[-]vật.
Đấu vật.

Đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Các làng nổi tiếng với môn vật là: Chung Màu (Bắc Ninh), Vị Thanh (Vĩnh Phúc). Mai Động (Hà Nội), Phong Châu, Đoan Hùng (Phú Thọ)... 

Đô vật khi dự vật mình trần trùng trục và chỉ đóng khố. Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Muốn thắng phải vật cho đối phương “ngã ngựa trắng bụng” hay “lấm lưng trắng bụng” hoặc nhấc bổng được đối phương lên.

Môn vật tại VN thường tổ chức dưới dạng các hội vật vào tháng giêng. Tiêu biểu như hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), hội Lim (Bắc Ninh), hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)... Hội vật có ba giải chính và nhiều giải phụ. Những giải chính hằng năm đều có người giữ với điều kiện người đó phải thắng trong suốt thời gian mở hội. Người phá giải là người vật thắng người giữ giải năm trước, tuy nhiên phải vật ngã thêm một số đô vật khác mới thắng giải.

5. Nhảy dây

Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân, cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. 

Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.  Trong khi nhảy, đồng đội đứng bên ngoài có thể vào nhảy cùng. Khi nhảy, người chơi phối hợp nhịp nhàng vừa nhảy vừa hát những bài đồng dao ngắn, đơn giản. Nhảy dây xuất hiện phổ biến trong các lễ hội.

6. Cờ người

Chơi[-]cờ[-]người.
Chơi cờ người.

Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân, mỗi phe 16 quân (mỗi phe có một tướng, tướng nam gọi là tướng ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng bà, trang phục đỏ). Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi cho 32 người.  Trò chơi này xuất hiện khá phổ biến trong các hội làng (với quy mô lớn), tiêu biểu như: Hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội); hội Gò Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội); hội Chùa Vua (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng)...

Nguyễn Lộc (Lao động)
Từ khóa liên quan: trò chơi, cổ truyền, lễ hội
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trò chơi cổ truyền trong các lễ hội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI