Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Triển lãm "Góc nhìn mới về phát triển"
(16:35:30 PM 06/11/2013)Triển lãm GÓC NHÌN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN những sáng kiến để minh chứng cho sự dấn thân, sức sáng tạo, và tính hiệu quả của mình
“Đừng cho con cá mà hãy cho cái cần câu” đã là triết lý quen thuộc từ bao năm nay mỗi khi nói đến việc hỗ trợ cho các nhóm bị thiệt thòi. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, những người làm phát triển nhận ra rằng không phải cứ mang cần câu đi cho thì chắc chắn những người bị thiệt thòi đã tự câu được cá, vì nhiều trở ngại khác nhau: người được cho không sẵn sàng câu cá, họ không biết ở đâu có cá để câu, hoặc họ không biết dùng loại cần nào để câu được cá nào.
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có 28 triệu người thoát nghèo. Giờ đây đã xuất hiện những hình thái nghèo mới và tập trung vào một số đối tượng như người nhập cư, người dân tộc thiểu số và phụ nữ. Thu nhập thấp chủ yếu là do thất bại trong phân phối chứ không còn là do thấp về sản lượng (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới).Tình trạng nghèo không chỉ là nghèo về tiền bạc.
mà còn là nghèo về cơ hội tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ.Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội gia tăng Người giàu có rất nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề... và họ lại có điều kiện để giàu thêm. Nhóm hộ mới thoát nghèo lại có xu hướng lâm vào tình trạng thoát nghèo không bền vững, dễ quay trở lại nhóm nghèo.
Những vấn đề mới đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời, và cũng cần có những tổ chức không ngại khó khăn thách thức, sẵn sàng tiên phong trong việc xây dựng sự tự tin và quyết tâm cho những cộng đồng bị thiệt thòi, giúp họ lựa chọn và sử dụng “cần câu” một cách hiệu quả.
22 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cùng nhau mang tới Triển lãm GÓC NHÌN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN những sáng kiến để minh chứng cho sự dấn thân, sức sáng tạo, và tính hiệu quả của mình. Đây là những sáng kiến đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề trong bốn lĩnh vực: Minh bạch, Quyền Tình dục, Biến đổi khí hậu, và Quyền được lắng nghe của các nhóm thiểu số. Thông qua các sáng kiến này, các tổ chức sẽ chia sẻ một góc nhìn mới về cách giải quyết các vấn đề phát triển xã hội.
Góc nhìn mới về phát triển là một cuộc trưng bày qui mô lớn những sáng kiến phát triển xã hội đã và đang được thực hiện để giúp những người và những cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt thay đổi cuộc sống của chính mình.
Góc nhìn mới về phát triển là một hành trình khám phá những niềm vui và những thách thức trên con đường đưa sáng kiến về với cộng đồng, để công chúng có cơ hội trải nghiệm những cách nghĩ và cách làm đa chiều trong phát triển.
Góc nhìn mới về phát triển là điểm hẹn của những người mong muốn cùng đồng hành và góp sức để giải quyết các vấn đề xã hội và giúp đỡ những người đang bị thiệt thòi thông qua các hoạt động sáng tạo và có tính tương tác cao với những người trong cuộc.
Triển lãm sẽ được khai mạc vào 14:30 ngày 8/11/2013 tại sân Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, và kéo dài đến hết ngày 9/11/2013.
Khách đến thăm triển lãm có cơ hội được tìm hiểu cụ thể về sáng kiến của các tổ chức qua các hình ảnh và sản phẩm trưng bày, trò chuyện trực tiếp với người hưởng lợi và cán bộ thực hiện dự án, tham gia tọa đàm với các nhà hoạch định chính sách và giới truyền thông, và chia sẻ ý kiến của mình về các giải pháp phát triển. Bên cạnh đó, khách tham quan cũng có thể thưởng thức những bộ phim ngắn cung cấp kiến thức về bốn lĩnh vực, và trực tiếp chung tay đồng hành với những người bị thiệt thòi qua các hoạt động làm hoa, làm thiệp, và nhiều hoạt động sáng tạo khác.
NHỮNG SÁNG KIẾN ĐƯỢC GIỚI THIỆU TẠI TRIỂN LÃM GÓC NHÌN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN
HẦM TRÊN KHÔNG tạo điểm tránh trú an toàn và thuận tiện cho người khuyết tật, người già, trẻ em và phụ nữ đơn thân, với 3 yếu tố: 1) Sàn tránh lũ ở phần chân mái, 2) Con lương giữ ngói/tấm lợp không bị bay khi gió lớn và 3) Ô cửa thoát hiểm để dễ dàng thoát ra khi nước dâng cao.
BẾP ĐUN TIẾT KIỆM CỦI là loại bếp đun củi cải tiến, gồm hai loại tầm thấp và tầm cao, có những tính năng giúp giảm thiểu tác hại môi trường và sức khỏe người sử dụng.
CHƯƠNG TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH NĂNG LƯỢNG ĐỊA PHƯƠNG (LEP) là mô hình cộng đồng chủ động lập kế hoạch và thực hiện các giải pháp năng lượng, sau khi người dân giám sát và phát hiện những vấn đề năng lượng trên địa bàn
LÚA CHỊU MẶN RVT đạt hiệu quả năng suất cao trên những vùng ruộng nhiễm mặn với khả năng sinh trưởng tốt, cây lúa cao và đẻ được nhiều nhánh, và nhánh lúa có sức chống chịu tốt với gió.
VIETNAM POWER SHIFT là chiến dịch toàn quốc về Biến đổi khí hậu với chủ đề "Chuyển đổi năng lượng – Nối kết sức mạnh" với hàng loạt các hoạt động và sự kiện hỗ trợ tạo lập một mạng lưới các thủ lĩnh trẻ có cùng một mối quan tâm về khí hậu.
TÂM SỰ BẠN TRẺ 360 là Chương trình cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản với hiệu quả giúp các bạn trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực và tự xác định được hướng giải quyết các vấn đề có liên quan.
TẠI SAO KHÔNG – WHY NOT là cuộc thi video clip 5 phút nhằm mục đích nâng cao nhận thức của giới trẻ góp phần giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn tuổi vị thành niên và thanh niên.
CÙNG CHIA SẺ- chiến dịch về giáo dục giới tính, tình dục cho học sinh trung học phổ thông giúp các em không chỉ có kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) mà còn có được các kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân cũng như biết tìm sự chia sẻ khi gặp những khó khăn, thắc mắc. Các thầy cô đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch này.
TÔI ĐỒNG Ý- chiến dịch online do các nhóm, tổ chức & cá nhân ủng hộ HÔN NHÂN CÙNG GIỚI (hay HÔN NHÂN BÌNH ĐẲNG) cùng thực hiện để góp tiếng nói tạo tác động để các đại biểu Quốc hội cũng đồng ý thừa nhận hôn nhân cùng giới.
PHÒNG KHÁM CỦA NIỀM HY VỌNG dành cho người khuyết tật New Light cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành riêng cho người khuyết tật, đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và và tình dục với những hoạt động hỗ trợ giúp người khuyết tật sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng và thuận lợi.
MỞ CỬA THÔNG TIN để người dân tộc thiểu số hiểu rõ hơn chính sách của nhà nước và thể hiện mong muốn, ý kiến của mình giúp chính quyền có cái nhìn thực tế hơn trong việc thực hiện và tham mưu xây dựng chính sách cho người dân tộc thiểu số qua hai kênh thực hiện – trao đổi trực tiếp giữa người dân và chính quyền, và chương trình phát thanh Diễn đàn chính sách bằng tiếng Mông và tiếng Dao.
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH- cơ chế để người dân thường xuyên tiếp nhận thông tin, giám sát, và phản hồi về những chương trình, chính sách phát triển với các cơ quan cung cấp dịch vụ công. Các cuộc đối thoại là nơi người dân và đại diện chính quyền thảo luận và đi đến thống nhất cách giải quyết những vướng mắc liên quan đến thực hiện chính sách.
NGHE DÂN KỂ CHUYỆN là một phương pháp hiệu quả giúp người dân thực sự tham gia một cách dễ dàng và hiệu quả vào quá trình xây dựng pháp luật thông qua việc lắng nghe những câu chuyện họ trải qua trong thực tế. Phương pháp này cũng đưa ra những bằng chứng xác thực làm cơ sở cho các khuyến nghị điều chỉnh luật pháp.
TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT được thực hiện theo các kênh và các địa điểm thuận lợi nhất với người khuyết tật: email, facebook, tại công việc, tại quán cà phê, tại văn phòng hoặc đến tận nhà.
QUỸ SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG hỗ trợ tăng cường năng lực tự quản của người dân thông qua hình thức hỗ trợ một phần ngân sách để cộng đồng tự quyết định mục đích sử dụng và tự quản lý việc chi tiêu để thực hiện các ý tưởng do chính người dân đề xuất và lập kế hoạch trong quá trình bàn bạc công khai và dân chủ.
NÔNG DÂN CHĂM LỢN ĐẤT ĐẺ RA TIỀN là sáng kiến xây dựng quỹ tín dụng thôn bản do người dân tự đóng góp và quản lý để phục vụ cho nhu cầu vay vốn của chính cách thành viên. Đồng thời với việc vay vốn, chị em tham gia quỹ cũng được học kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi để sử dụng khoản vốn vay làm sinh kế hiệu quả.
HÀNH TRANG CHO SINH VIÊN KHUYẾT TẬT là chương trình giúp tăng sự tự tin và cơ hội thành công khi tìm kiếm việc làm của sinh khuyết tật, gồm có các hoạt động đào tạo kỹ mềm cơ bản, kết nối người khuyết tật với doanh nghiệp và tạo cơ hội thực tập tại môi trường làm việc chuyên nghiệp.
XÓA MÙ THÔNG TIN – các hoạt động giúp công nhân nhập cư tiếp cận tốt hơn với thông tin liên quan đến chính sách pháp luật lao động, hoặc các vấn đề xã hội khác có liên quan đến cuộc sống của họ.Bên cạnh những buổi gặp gỡ trực tiếp, công nhân cũng có thể tìm kiếm thông tin tại các Kiot thông tin gần nơi họ sinh sống.
TƯ VẤN PHÁP LUẬT LƯU ĐỘNG được tổ chức mỗi hai hoặc ba tháng ngay tại khu nhà trọ hoặc tại doanh nghiệp. Công nhân có cơ hộicác tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình và được tư vấn viên cũng như đại diện doanh nghiệp giải đáp thắc mắc.
HÀNH TRÌNH VƯƠN LÊN - chương trình đào tạo nghề thực tế có kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp giúp thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển kỹ năng nghề phù hợp với thị trường, và có tác phong làm việc hiệu quả. Các doanh nghiệp tham gia với vai trò tư vấn xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực tập, và tuyển dụng học viên.
HÒA NHẬP TOÀN DIỆN mang đến cho người khuyết tật ở Quảng Bình một loạt các dịch vụ hỗ trợ giúp người khuyết tật vượt qua được các rào cản về sức khỏe, cơ hội việc làm và sự mặc cảm trong cuộc sống.
VĂN HÓA CỦA MÌNH – ĐỐI THOẠI TRONG KHÔNG GIAN MỞ là một cuộc triển lãm giữa lòng Hà Nội, trưng bày những bức ảnh do 64 đại diện thuộc 9 cộng đồng dân tộc thiểu số thực hiện. Chương trình đã tạo điều kiện để chính các nhóm dân tộc thiểu số tự kể về các nền văn hóa bản địa với niềm tự hào và theo cách họ hiểu qua những bức ảnh.
CƠ HỘI + là sáng kiến giúp đồng bào dân tộc thiểu số di cư vùng lòng hồ sông Đà đang sinh sống ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Hòa Bình được hưởng lợi nhiều hơn từ các dự án xóa đói giảm nghèo của nhà nước dành cho địa phương.
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI nhằm thúc đẩy một giải pháp sáng tạo và bền vững mang lại những thay đổi căn bản trong xã hội, thông qua việc đầu tư trực tiếp vào các trong giai đoạn Ươm tạo và Tăng tốc phát triển; xây dựng thị trường vốn; nâng cao nhận thức, xây dựng mạng lưới và vận động chính sách nhằm cải thiện môi trường hoạt động cho DNXH nói chung.
CẶP PHAO CỨU SINH là sản phẩm sáng tạo của một doanh nghiệp xã hội nhằm đảm bảo sự an toàn tính mạng của các em học sinh khi đi học qua vùng sông nước, đặc biệt là các em nhỏ ở các địa phương thường chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
TÔI MUỐN GÓP SỨC là một nhóm các bạn sinh viên năng động, nhiệt huyết từ các trường đại học của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn được tập huấn kỹ năng và hướng dẫn hỗ trợ để thực hiện các ý tưởng dự án phát triển hoặc về thực tập tại các tổ chức xã hội dân sự, thực hiện khát khao và hoài bão của mình nhằm tạo ra những thay đổi tích cực đối với những vấn đề hiện đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
HỘ CHIẾU TÌNH YÊU là dự án đã giành giải nhất và nhận được giải thưởng cuộc thi ý tưởng Tôi muốn góp sức. Đây là một cuộc thi làm clip ngắn của các bạn trẻ về chủ đề Trách nhiệm trong Tình yêu, thông qua đó giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức và định hình cách suy nghĩ về tình yêu có trách nhiệm.
SINH VIÊN NÓI VỀ MINH BẠCH là hoạt động tìm hiểu quan điểm của giới trẻ về vấn đề minh bạch trong tuyển dụng – đặc biệt khi các bạn đang đứng trước nhu cầu tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, đồng thời giúp các bạn trẻ, các bậc cha mẹ, nhà tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung có cái nhìn cụ thể hơn về việc minh bạch trong lĩnh vực này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.