Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tổng giám đốc đi... nhặt rác
(15:58:19 PM 12/11/2012)Người mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này là một người Nhật, hiện là tổng giám đốc một công ty Nhật Bản tại Hà Nội.
Nếu chúng ta muốn thấy ông ấy đi nhặt rác thì sáng Chủ nhật hằng tuần cứ ra hồ Hoàn Kiếm từ 7 - 8 giờ sẽ thấy liền. Thậm chí bạn muốn góp chút công sức tham gia thì càng tốt, bởi bất kỳ hành động nhỏ mà tốt đẹp nào của chúng ta cũng được ông tổng giám đốc và đội tình nguyện hoan nghênh nhiệt thành.
Ông Ninomiya giới thiệu về đội tình nguyện những ngày đầu
Cần mẫn hơn công nhân vệ sinh
Ông tên là Ninomiya Tohru, năm nay 63 tuổi và đã có quãng thời gian 4 năm làm việc, sinh sống tại Việt Nam. Hiện ông giữ chức Tổng giám đốc Công ty Ishigaki Rubber Vietnam đặt trụ sở tại khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư thuộc quận Long Biên. Công ty của ông Ninomiya chuyên sản xuất đồ nhựa và cao su.
Sáng Hà Nội cuối thu, trời âm u, lất phất mưa nhỏ và khá lạnh, chúng tôi có mặt tại hồ Hoàn Kiếm, hỏi mấy người đi tập thể dục quanh hồ về “ông người Nhật nhặt rác”. Hầu như ai cũng biết và chỉ chúng tôi ra khu vực gần đền Ngọc Sơn, đó là nơi ông Ninomiya cùng đội tình nguyện thường hay tập kết trước và sau mỗi chuyến đi nhặt rác.
Đúng là ở gần đền Ngọc Sơn, có mấy bạn trẻ mặc áo mưa đang lúi húi nhặt những thứ linh tinh dưới đất. Một bạn trẻ lau mồ hôi trán hào hứng nói: “Ông người Nhật ra rồi đó, hôm nay ngoài ông ấy còn có mấy người nước ngoài khác cũng ra nhặt rác. Em mới tham gia được vào đội tình nguyện này có hai buổi sáng Chủ nhật”.
Nhặt rác 30 phút là đủ và hợp lý Nhiều người hỏi tại sao ông Ninomiya và đội tình nguyện chỉ nhặt đúng 30 phút, ông cho biết: “Nếu nhặt lâu mọi người sẽ mệt, nhất là trong những ngày hè nóng bức, sự hứng thú ở các bạn trẻ sẽ không còn, nên 30 phút là hợp lý”. |
Ông Ninomiya xuất hiện trước mắt chúng tôi khá bất ngờ, với chiếc ba lô màu tím trên lưng, bên ngoài là chiếc áo mưa đỏ mỏng. Mưa nặng hạt hơn, nhưng ông vẫn rất chăm chú vào việc nhặt rác. Có người đi qua, bất chợt buông câu: “Đúng là người Nhật”. Phong cách chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi của người Nhật được thể hiện rõ qua hành động nhỏ như là nhặt rác của ông Ninomiya.
Lúc đầu, chúng tôi chỉ nghĩ ông Ninomiya tham gia nhóm tình nguyện nhặt rác chủ yếu là lấy tên tuổi của mình để kêu gọi mọi người. Nhưng khi thấy ông ấy nhặt rác thì chúng tôi đều chung nhận định, ông ấy làm rất nghiêm túc, chuyện nghiệp. Hai tay ông đeo găng, trên tay trái cầm một chiếc banh (kẹp) dài khoảng 40cm để nhặt, gắp rác. Cũng ở trên tay trái của ông có đeo một chiếc vòng cao su màu xanh khá lạ. Sau đó, ông giải thích rằng nó phát ra mùi có tác dụng đuổi muỗi.
Bên trong chiếc ba lô của ông có đủ các thứ lặt vặt cần thiết như khăn mặt, bộ quần áo, túi ni lông để đựng rác, bút, sổ sách để có thể điền tên và lấy số điện thoại của những bạn trẻ mới tham gia. Khi nhặt rác, ông Ninomiya hầu như không nói câu gì, tập trung và cần mẫn vào công việc đang làm. Ông đi hết gốc cây này đến bụi cỏ kia để tìm kiếm những rác thải còn vương lại trên đất. Ông nhặt tất cả từ cái túi ni lông bị vứt bỏ đến những vỏ bao thuốc lá, cái quạt nan hỏng, thậm chí cả những chiếc lá khô.
Chỉ theo chân ông chừng gần 20 phút thôi, chúng tôi đã thấy ý thức của người thủ đô trong vấn đề bảo vệ môi trường yếu đến mức nào. Một chị công nhân vệ sinh có vẻ mỉa mai ông Ninomiya với cái giọng: “Ông này rỗi hơi, chúng tôi đã vệ sinh hằng ngày ở đây thì làm gì có rác để mà nhặt chứ”. Thực tế hoàn toàn ngược lại lời chị này nói. Nhiều bạn trẻ tò mò ra xem ông Ninomiya nhặt rác với hai tay đút túi quần.
Trước khi ông Ninomiya đi nhặt rác, đã có một đội vệ sinh môi trường đi quét rác rồi. Vậy mà mới đi được 1/5 vỉa hè quanh hồ, ông Ninomiya đã được đầy một túi ni lông to và nặng trịch rác. Buổi nhặt rác kết thúc vào lúc hơn 8 giờ sáng, ông Ninomiya tập trung các bạn trẻ trong đội tình nguyện ở khu vực gần bến xe buýt để nói vài lời động viên.
Ông Ninomiya cần mẫn đi nhặt rác
Nhặt rác vì tình yêu Hà Nội
Tên ông Ninomiya trở nên phổ biến gần đây, trên các mạng xã hội hay diễn đàn. Có nhiều người cho rằng ông đi nhặt rác là để đánh bóng tên tuổi và bêu xấu người Việt Nam vô ý thức. Nhưng việc các bạn trẻ tham gia vào đội tình nguyện của Ninomiya ngày càng đông và thái độ của ông với công việc chứng tỏ những nhìn nhận trên là không tốt.
Ninomiya tâm sự: “Tôi thích sống ở Hà Nội, thích ăn bún chả Hà Nội, thích những câu chuyện lịch sử lâu đời của Hà Nội và tôi có ý định sống lâu dài ở đây”. Ông đang viết một cuốn sách về cuộc sống của người Hà Nội. Hiện vợ con ông vẫn sống ở Nhật Bản.
Dù nhiều người còn cho rằng đi lại bằng xe buýt bất tiện và tình trạng lộn xộn trên xe buýt vẫn diễn ra thường xuyên nhưng với ông Ninomiya thì xe buýt là phương tiện giao thông tốt và rẻ nhất: “Xe buýt ở Hà Nội rất rẻ, mọi người cũng rất lịch sự và thường nhường ghế cho tôi mỗi khi tôi lên xe. Nên tôi vẫn chọn xe buýt để đi lại”.
Ninomiya cũng rất thích đi tham quan các cảnh đẹp của Việt Nam, đặc biệt là Hạ Long. Ông cũng rất thích thú, ngạc nhiên với những bức tượng khổng ở chùa Bái Đính (Ninh Bình). Nhưng dù như thế nào thì ông vẫn “chốt hạ”: Hà Nội là nơi ông thích sống nhất khi làm việc ở Việt Nam. Làm điều gì đó cho mảnh đất mà bạn yêu quý, đó là suy nghĩ của ông.
Mọi người tập kết để nghe ông Ninomiya nhận xét, khen ngợi
Khoảng 18 tháng trước, Ninomiya lần đầu tiên thực hiện chuyến đi nhặt rác quanh hồ Hoàn Kiếm. Lúc đầu có mình ông, các tuần kế tiếp có thêm 4 thành viên khác tham gia, đến nay con số đó lên 40-50 người. Số lượng thành viên không cố định, ai tham gia cũng được, nhặt một buổi cũng được mà nhặt liên tục càng tốt. Có khoảng 10 người nước ngoài đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc tham gia đội của Ninomiya.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.