Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tọa đàm "Chiến dịch cộng đồng: Một năm nhìn lại - Bức xúc không làm ta vô can"
(16:53:20 PM 11/01/2016)>>Tọa đàm "Chiến dịch cộng đồng: Một năm nhìn lại"
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang từ Áo (tác giả "Bức xúc không làm ta vô can") và Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai từ Hà Lan (tác giả "Tôi là con lừa", "Con đường Hồi giáo") tham gia tọa đàm
Tọa đàm này được tổ chức nhằm tổng kết lại những thành công lẫn thất bại trong chặng đường một năm qua thông qua một số chiến dịch nổi bật. Tọa đàm là không gian đối thoại giữa các bạn trẻ với những đại diện của 3 chiến dịch xã hội là Cứu 6.700 cây Hà Nội; Trả lại đường lên Bà Nà; và #SaveSonDoong. Đồng thời sự tham dự của 2 khách mời là Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang từ Áo (tác giả "Bức xúc không làm ta vô can") và Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai từ Hà Lan (tác giả "Tôi là con lừa", "Con đường Hồi giáo")
Các diễn giả đã chia sẻ nhiều bài học bổ ích và thiết thực giúp các bạn trẻ có cái nhìn thực tế hơn trong việc đấu tranh với các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội mà chúng ta đối mặt hàng ngày, hiểu rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động xã hội hay cách nào để họ trở thành nhân tố tạo nên sự thay đổi cho chính mình và cho xã hội.
Các bạn trẻ tham gia tọa đàm
Với nhiều câu hỏi được đặt ra để thảo luận và phản biện với các góc nhìn khác nhau từ phía người trong cuộc, từ các chuyên gia xã hội hay từ các bạn trẻ đại diện cho “đám đông” công chúng... cũng đã giúp khắc họa rõ nét hơn hướng phát triển trong tương lai của các chiến dịch cộng đồng.
Chương trình diễn ra từ 13h và dự kiến kết thúc lúc 17h, tuy nhiên, dù đã quá thời gian, gần như tất cả người tham dự vẫn ở lại đông đủ tới phút cuối cùng. Sau khi chương trình kết thúc, rất đông các bạn trẻ vẫn kiên nhẫn xếp hàng dài để được 2 diễn giả khách mời ký tặng sách. Điều này chứng tỏ những trải nghiệm thực tế thú vị và các phân tích sâu sắc của 2 tác giả đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Bức xúc mà không làm gì thì chỉ là câu Like, làm màu rằng tôi có lương tâm đấy, có sạch sẽ đấy, có quan tâm đấy. Với những ai đang có bức xúc, hãy tự mình hành động để tạo nên một chiến dịch cộng đồng hay đơn giản hơn là “nhón tay” thêm chút, “bỏ thêm chút thời gian, chút tiền bạc hoặc chút sức lực để hỗ trợ các dự án cộng đồng do người khác khởi xướng.
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai: Ở Việt Nam đang có nhiều thuận lợi bởi chất liệu trẻ, trái tim trẻ, con người trẻ... Sự đi lên của phong trào cộng đồng ở VN (trong khi ở phương Tây đang đi xuống). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thể chế dân chủ dựa vào các giá trị nhân văn chứ không phải nằm ở sự biểu quyết của số đông.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm "Chiến dịch cộng đồng: Một năm nhìn lại - Bức xúc không làm ta vô can"
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)