»

Thứ hai, 24/02/2025, 05:10:55 AM (GMT+7)

Tin môi trường: Khởi động chiến dịch "Loại bỏ dần những sản phẩm nhựa dùng một lần"

(00:22:34 AM 26/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn khổ chiến dịch iCHANGE Plastics, CHANGE phối hợp cùng PJ’s Coffee đã chính thức khởi động một hoạt động truyền thông mạng xã hội với tên gọi “Thử thách 3210”. Hoạt động bao gồm một chuỗi thử thách kéo dài trong 21 ngày từ 25/6/2018 đến 16/7/2018 nhằm mong muốn người tham gia sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng, hạn chế sử dụng và loại bỏ dần những sản phẩm nhựa dùng một lần như bao ni lông, ống hút, hộp xốp, muỗng nĩa nhựa, nước đóng chai,…

Phát[-]động[-]hoạt[-]động[-]truyền[-]thông[-]loại[-]bỏ[-]dần[-]những[-]sản[-]phẩm[-]nhựa[-]dùng[-]một[-]lần

Hình ảnh người tham dự cộng đồng sống xanh iCHANGE

 

Để tham gia “Thử thách 3210”, bất kỳ cá nhân nào có tài khoản trên trang mạng xã hội Facebook đều có thể ghé thăm fanpage của CHANGE vào lúc 12 giờ trưa mỗi ngày và nhận thử thách ngày hôm đó, trong vòng 21 ngày liên tiếp, bắt đầu từ 25/6/2018. Người tham gia sau khi đọc kĩ thử thách sẽ có 24 giờ để thực hiện thử thách, sau khi hoàn thành thử thách, người tham gia phải chụp ảnh lại và đăng lên trang Facebook cá nhân của mình để kể một câu chuyện về thử thách đó kèm với các hashtag #3210 #iCHANGEPlastics #PJsCoffeeVietnam.
 
Người tham gia có thể lựa chọn hoàn thành toàn bộ hoặc chỉ một số thử thách trong chương trình. Tuy nhiên, người tham gia phải hoàn thành được ít nhất 2 trên 7 thử thách mới được tranh thưởng tuần, và 15 trên 21 thử thách mới đủ điều kiện cho giải thưởng chung cuộc. 21 thử thách được chia ra theo 4 mức độ: sao biển, rùa biển, cá heo, cá voi với các số điểm tương ứng là 1, 3, 6, 9. Việc xét thưởng sẽ dựa theo số điểm mà người tham gia đã đạt được thông qua việc hoàn thành các thử tháchh.
 
Để khuyến khích người tham gia thực hành lối sống xanh, ban tổ chức cũng có hàng loạt các giải thưởng hết sức hấp dẫn như: một chuyến du lịch trọn gói đến xử sở xanh sạch Singapore cho người thắng giải chung cuộc; xe đạp, máy đọc sách, máy lọc không khí là những phần thưởng cho người thắng giải thưởng tuần; ngoài ra là 90 giải khuyến khích chia đều cho ba tuần bao gồm bộ sản phẩm sống xanh và các voucher ăn uống tại các địa điểm thân thiện môi trường cũng sẽ tăng cơ hội chiến thắng cho người tham gia.
 
Phát[-]động[-]hoạt[-]động[-]truyền[-]thông[-]loại[-]bỏ[-]dần[-]những[-]sản[-]phẩm[-]nhựa[-]dùng[-]một[-]lần
Poster chương trình
 
“Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề được công chúng hết sức quan tâm, vì vậy chúng tôi phát động hoạt động truyền thông “Thử thách 3210” như một cơ hội để người tham gia có thể thay đổi thói quen tiêu dùng, thực hành lối sống xanh cũng như lan tỏa thông tin được rộng rãi hơn nữa.” - Ông Nguyễn Trần Tùng, Giám đốc Truyền thông CHANGE chia sẻ. “Với 21 thử thách độc đáo cùng thể lệ tham dự và giải thưởng hết sức hấp dẫn, tôi mong sẽ có thật nhiều các bạn trẻ hưởng ứng để cùng cam kết “Tôi thay đổi’, cho một Việt Nam xanh sạch đẹp hơn trong tương lai”.
 
Ô nhiễm rác thải nhựa là một vấn đề đáng báo động toàn cầu, nhất là trong những năm gần đây, với khoảng 8,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Hiện đại dương đang có khoảng 5,25 nghìn tỉ miếng rác nhựa, nặng khoảng 269.000 tấn trôi nổi trên biển, và một con số lớn hơn rất nhiều là lượng rác chìm sâu trong đại dương. Một số nghiên cứu cho thấy mỗi km2 đại dương có chứa khoảng 4 tỉ sợi vi nhựa, đang làm ô nhiễm các vùng biển sâu và có nguy cơ cao xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Việt Nam là một trong năm quốc gia  xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa bị xả ra biển mỗi năm. 
 
Rác thải nhựa không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống các loài sinh vật biển mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Người ta tìm thấy hạt nhựa siêu nhỏ trong 83% mẫu nước uống từ vòi, và trong 93% mẫu nước uống đóng chai. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất trong đồ nhựa dùng một lần (như BPA, styrene) sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, viêm gan, dị ứng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết và vô sinh. 
NHẬT VIÊN - Nguồn ảnh: CHANGE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tin môi trường: Khởi động chiến dịch "Loại bỏ dần những sản phẩm nhựa dùng một lần"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI