Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Thể lệ “Cuộc thi ảnh và thiết kế logo đa dạng sinh học Việt Nam”
(09:31:57 AM 22/03/2013)Ảnh minh họa
1. Mục đích, ý nghĩa
- Tăng cường liên kết hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam với các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của quốc tế.
- Khơi dậy niềm đam mê, khả năng sáng tạo, tuyển chọn các tác phẩm nghệ thuật mới về đề tài đa dạng sinh học và bảo tồn thiên qua các tác phẩm ảnh và logo có nội dung, ý nghĩa sâu sắc, giàu tính nghệ thuật và biểu tượng.
- Lựa chọn các tác phẩm ảnh, logo tham gia tại Cuộc thi để làm tài liệu truyền thông về đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên và môi trường cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học nói chung, của các nhà nhiếp ảnh, nhà thiết kế nói riêng.
- Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức truyền thông trong công tác bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Đối tượng tham gia
- Là công dân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài có điều kiện chụp ảnh và thiết kế logo về đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và mong muốn tham gia cuộc thi.
- Thành viên trong Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức, Tổ thư ký được sáng tác và gửi tác phẩm tham gia hưởng ứng Cuộc thi. Tác phẩm có chất lượng cao được chọn làm tài liệu truyền thông và biểu tượng nhưng không được xét trao giải thưởng.
3. Nội dung
Các tác phẩm tham dự Cuộc thi cần tập trung vào các vấn đề:
3.1. Đối với ảnh chụp
- Thể hiện được vẻ đẹp, nét độc đáo của thiên nhiên, tính đa dạng, phong phú của các loài động, thực vật và hệ sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phản ánh các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên của các tổ chức, cá nhân. Sự tích cực của cộng đồng tham gia phối hợp quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn trong quản lý và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
- Sự tương tác giữa con người với thiên nhiên, sự hài hòa với thiên nhiên và thịnh vượng của cộng đồng (thiên nhiên là hệ thống hỗ trợ cho đời sống con người).
3.2. Đối với thiết kế logo
- Hình ảnh logo mang tính biểu tượng cao, đẹp về hình thức, trong sáng về nội dung.
- Thể hiện được tính chất sự quan trọng và khái quát được các hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Đạt được sự thống nhất với logo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và các logo của các Cơ quan, tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học, thiên nhiên quốc tế.
4. Quy định về tác phẩm tham dự
4.1. Đối với ảnh chụp
- Tác giả phải gửi đồng thời: Ảnh được in mầu trên giấy in ảnh, kích thước 30cm x 40cm (hoặc khổ A3) và file mềm dữ liệu ảnh về Ban Tổ chức.
- Mỗi tác giả không gửi quá 03 ảnh. Sau mỗi ảnh dự thi đề nghị ghi rõ các thông tin sau: Tên tác phẩm; Tên tác giả; Địa chỉ liên hệ của tác giả; Điện thoại; Email.
- Ảnh dự thi có thể được chụp từ máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy ảnh thông thường nhưng kích thước file tối thiểu 1 Mb, định dạng *.JPEG/JPG.
- Không được sử dụng phần mềm can thiệp, chỉnh sửa ảnh (như chèn viền khung, ghép ảnh, xóa, chỉnh sửa hoặc thêm chi tiết trong ảnh..).
- Ảnh dự thi phải có tựa đề và gửi kèm chú thích đầy đủ thông tin (chụp ở đâu, khi nào, sự kiện gì với lời giải thích càng rõ về câu chuyện trong ảnh sẽ có tính thuyết phục cao).
- Khuyến khích tác giả có một bài viết ngắn từ 100-300 chữ kể về tác phẩm đã chụp và cảm xúc khi chụp.
- Tác phẩm tham dự phải đảm bảo chưa tham gia bất cứ cuộc thi nào trong và ngoài nước, chưa được sử dụng đăng tải trên các forum (diễn đàn) và các phương tiện thông tin đại chúng; không vi phạm bản quyền tác giả.
4.2. Đối với thiết kế logo
- Tác giả phải gửi đồng thời: Logo được in màu trên giấy in ảnh, kích thước 20cm x 30cm (hoặc khổ A4) nền trắng, không dòng kẻ và file mềm thiết kế về Ban Tổ chức.
- Logo (màu) có kích thước (dài/rộng) không quá 15 cm; Không ghi bất kỳ ký hiệu nào khác ngoài mẫu thiết kế trên.
- Mỗi tác giả không gửi quá 03 logo. Sau mỗi ảnh dự thi đề nghị ghi rõ các thông tin sau: Tên tác phẩm; Tên tác giả; Địa chỉ liên hệ của tác giả; Điện thoại; Email.
- Các phần của logo phải rõ ràng, dễ nhận diện; các khoảng trống giữa các phần của Logo phải được thể hiện rõ nét, cụm đồ họa đảm bảo tách rời các phần chữ viết (nếu có) và các phần khác không ảnh hưởng, mâu thuẫn đến nhau.
- Không trình bày phần logo đè lên, bên dưới các phần chữ hoặc ngược lại.
- Toàn bộ bài thiết kế được xuất thành loại hình ảnh đồ họa kỹ thuật số định dạng *.JPEG/JPG, kèm theo thông số chỉ định màu.
• Chế độ màu CMYK, RGB;
• Độ phân giải 150 dpi;
• Dung lượng file thiết kế tối đa 2 Mb.
- Ý tưởng sáng tạo, hiện đại và đảm bảo tính mỹ thuật; có thể in trên mọi chất liệu;
- Logo phải có chú thích về ý nghĩa của các nội dung trong thiết kế bao gồm: kích thước, hình dáng, đường nét, mầu sắc, chữ viết hoặc slogan đi kèm.
- Tác phẩm tham dự phải đảm bảo chưa tham gia bất cứ cuộc thi nào trong và ngoài nước, chưa được sử dụng đăng tải trên các forum (diễn đàn) và các phương tiện thông tin đại chúng; không vi phạm bản quyền tác giả.
5. Sử dụng tác phẩm
- Ban Tổ chức được quyền sử dụng các bức ảnh và logo phù hợp để phục vụ các hoạt động truyền thông;
- Ban Tổ chức sẽ lưu giữ các tác phẩm tham dự, không hoàn lại cho tác giả.
6. Thời gian tổ chức
- Thời gian nhận tác phẩm dự thi: bắt đầu từ ngày 20/3/2013 và kết thúc vào ngày 30/4/2013 (tính theo dấu bưu điện);
- Thời gian chấm Sơ khảo và Chung khảo: từ ngày 2/5/2013 đến 15/5/2013;
- Thời gian tổ chức tổng kết và trao giải: ngày 22/5/2013.
7. Hội đồng Giám khảo:
- Thành phần Hội đồng Giám khảo gồm 10 thành viên (05 giám khảo chấm thi phần chụp ảnh và 05 giám khảo chấm thi phần thiết kế logo) là các nhà chuyên môn có trình độ và uy tín nghề nghiệp;
- Hội đồng Giám khảo sẽ căn cứ vào kết quả thu nhận tác phẩm tham dự để thực hiện công tác chấm giải theo các tiêu chí đề ra của Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo;
8. Xét thưởng:
- Gồm 2 vòng: Sơ khảo và Chung khảo.
- Chỉ xét giải thưởng đối với các tác phẩm có đầy đủ cả bản in và file mềm dữ liệu gửi về Ban Tổ chức.
9. Giải thưởng:
9.1. Đối với ảnh chụp
Cơ cấu giải thưởng bao gồm:
- 01 giải Nhất, trị giá: 15.000.000 đ/giải;
- 02 giải Nhì, trị giá: 10.000.000 đ/giải;
- 02 giải Ba: trị giá 7.000.000 đ/giải;
Và các giải khuyến khích: trị giá 3.000.000 đ/giải.
9.2. Đối với thiết kế logo
Cơ cấu giải thưởng bao gồm:
- 01 giải Nhất, trị giá: 20.000.000 đ/giải;
- 02 giải Nhì, trị giá: 10.000.000 đ/giải
.
9.3. Ngoài các giải thưởng trên, Ban Tổ chức sẽ có thêm các giải thưởng khác cho các tác giả xuất sắc tham gia Cuộc thi.
10. Quyền và trách nhiệm dự thi
10.1 Các cá nhân/tổ chức tham gia dự thi phải bản cam kết tuân thủ Thể lệ do Ban Tổ chức cung cấp, trong đó phải đảm bảo:
Ảnh/logo dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả.
Ảnh/logo dự thi chưa được sử dụng, xuất hiện trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào ở trong và ngoài nước.
Không được sử dụng ảnh/logo đã đoạt giải tại cuộc thi lần này vào bất kỳ ấn phẩm truyền thông hoặc cuộc thi nào khác có tính chất tương tự.
10.2 Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm nếu bài dự thi gửi tham gia Cuộc thi không đến được Ban Tổ chức do các lỗi kỹ thuật;
10.3 Trong trường hợp việc tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi sản phẩm dự thi (kể cả đoạt giải hoặc không đoạt giải), đối tượng dự thi đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, Ban tổ chức và các tổ chức, cá nhân liên quan; trường hợp tác phẩm được giải thưởng bị phát hiện vi phạm bản quyền tác giả thì Ban Tổ chức sẽ thu hồi lại giải thưởng;
10.4 Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho thí sinh có sản phẩm dự thi đoạt giải hoặc người được thí sinh có sản phẩm dự thi đoạt giải ủy quyền khi kết thúc Cuộc thi.
11. Thời gian - Địa chỉ nhận tác phẩm
11.1. Thời gian: từ ngày 20/3/2013 đến hết ngày 30/4/2013 (theo dấu bưu điện).
11.2 Địa chỉ nhận tác phẩm tham dự:
- Đối với tác phẩm ảnh và logo đã được in (ngoài phong bì thư ghi “Tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh và thiết kế logo đa dạng sinh học Việt Nam”) và gửi về Ban Tổ chức theo địa chỉ:
Tổ thư ký Cuộc thi ảnh và thiết kế logo đa dạng sinh học Việt Nam
Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường
Số 556, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà nội
Điện thoại: 04.22415275; Fax: 04.38727425
- Đối với file mềm dữ liệu ảnh và thiết kế logo (phải ghi rõ thông tin tác giả, tác phẩm trùng với tác phẩm đã được in gửi về Ban Tổ chức) gửi về địa chỉ email: amvangxanh@gmail.com.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.