Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Thế giới hành động trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Khí hậu
(12:42:10 PM 19/08/2014)Buổi tuần hành ở New York sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng Chín, và cuộc huy động toàn cầu sẽ kéo dài suốt cuối tuần từ 20 đến 21 tháng Chín.
Đây là một trong số các hoạt động nhằm kêu gọi hành động toàn cầu nhân dịp Hàng ngàn người sẽ tham gia tuần hành vì khí hậu (People’s Climate March) tại thành phố New York, ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc (LHQ) về Biến đổi Khí hậu (BĐKH).
Buổi tuần hành ở New York nhằm mục đích kêu gọi hàng trăm ngàn người cùng xuống đường tại New York, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cam kết những hành động dứt khoát hơn về khí hậu khi họ đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về BĐKH lịch sử được tổ chức bởi Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Hội nghị Thượng đỉnh này là một trong những cơ hội cuối cùng cho các nhà lãnh đạo thế giới cùng nhau thúc đẩy tiến trình hành động toàn cầu trước khi quá muộn để tránh những hậu quả thảm khốc về BĐKH. Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ được chào đón với cuộc huy động người tham gia tuần hành về BĐKH lớn nhất trong lịch sử New York cũng như toàn cầu, với thông điệp Action, Not Words (tạm dịch: Đừng nói, hãy hành động).
“Mọi người trên khắp thế giới sẽ đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo có mặt tại New York sẽ biết rằng lời kêu gọi hành động đến từ mọi ngóc ngách của hành tinh này,” Bill McKibben, người đồng sáng lập của 350.org – phong trào toàn cầu về BĐKH cho biết. “Đây thực sự là vấn đề toàn cầu đầu tiên, và nó đã sinh ra phong trào toàn cầu thực sự đầu tiên!”
Trang web được ra mắt ngày hôm nay sẽ tạo ra một bước ngoặt cho các cuộc huy động đang được lên kế hoạch trên toàn cầu và là một nền tảng mở để bất cứ ai ở bất cứ nơi nào cũng có thể đăng ký tổ chức một sự kiện tại địa phương, cũng như tìm được những công cụ hỗ trợ trực tuyến ở nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Nhiều cuộc diễu hành, tuần hành, và sự kiện lớn đều đang được lên kế hoạch ở Delhi, Jakarta, Luân Đôn, Rio de Janeiro, Berlin, Paris, và nhiều nơi khác.
Tại Đông Á, một cuộc tuần hành lớn sẽ được diễn ra tại thủ đô của quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới - Indonesia, nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới vị Tổng thống mới được bầu kêu gọi thực hiện một hướng phát triển có lợi cho cả con người và khí hậu. Các hoạt động hưởng ứng cũng sẽ được tổ chức tại Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và Malaysia, trong suốt 2 tháng trước ngày 21 tháng Chín. Các hoạt động bao gồm các chiến dịch truyền thông trực tuyến, tập huấn về mạng xã hội, cung cấp thông tin cho báo chí, các chuyến đi thực địa, các buổi đối thoại, lấy ý kiến cộng đồng. Việc điều phối trên quy mô lớn này sẽ tạo đà, đồng thời huy động các cộng đồng địa phương tại các quốc gia này tham gia vào chương trình Huy động Cộng đồng vì Khí hậu, đồng thời gửi lời khẩn cầu cho sự sống còn của mình tới các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh tại New York.
Ngoài các cuộc huy động trên toàn cầu, một phái đoàn các nhà lãnh đạo cấp cơ sở tại nhiều quốc gia cũng sẽ đến New York để đảm bảo tiếng nói từ các phong trào, chiến dịch trên khắp thế giới sẽ được lắng nghe. Họ cũng sẽ nêu bật những khó khăn mà các cộng đồng đang phải hứng chịu, vốn sẽ tạo cơ sở cho hàng loạt các hoạt động và chiến dịch khác diễn ra không chỉ trong tháng Chín.
Cuộc Huy động Cộng đồng vì Khí hậu và Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hâu ở New York sẽ đánh dấu bước khởi đầu cho 18 tháng dày đặc những cuộc đàm phán quốc tế quan trọng. Các nhà đàm phán sẽ đến Lima, Peru vào tháng 12, 2014 để hướng tới một thoả thuận về khí hậu toàn cầu. Sau đó, vào tháng Chín năm 2015 các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gặp nhau một lần nữa ở New York để thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững, và chương trình phát triển toàn cầu hậu 2015. Ba tháng sau đó, cả thế giới sẽ tập trung ở Paris để cố gắng ký kết một hiệp ước khí hậu toàn cầu mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.