Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tập huấn về lối sống sinh thái dành riêng cho các tập huấn viên tại Việt Nam
(11:32:15 AM 02/08/2016)Sau 4 ngày tập huấn, mỗi người đều có những cảm xúc, trăn trở khác nhau nhưng cuối cùng tất cả đều có được mộtgóc nhìn đa dạng và cụ thể hơn về việc làm thế nào để truyền tải thông điệp lối sống sinh thái đến gần hơn với cuộc sống cá nhân hàng ngày, hay rộng hơn, tới cộng đồng.
Các học viên của khóa tập huấn
Khóa tập huấn “Truy tìm sinh thái – Dành cho tập huấn viên”(Finding Eco) do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) tổ chức, đã chính thức kết thúc sau 4 ngày diễn ra (28/07 – 31/07/2016) tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam. 25 học viên là những cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực giảng dạy hoặc đang công tác trong các tổ chức/trường học có khả năng, kinh nghiệm tổ chức sự kiện và các hoạt động cộng đồng. Họ đã có khoảng thời gian học tập, chia sẻ và trải nghiệm về các chủ đề của Lối sống sinh thái, các mô hình bền vững.Đặc biệt hơn, các bạn còn được học các phương pháp mới trong việc truyền tải Lối sống sinh thái vào các hoạt động hay áp dụng vào bài giảng của mình trong tương lai.
Chương trình bắt đầu với việc tìm hiểu và chia sẻ về hiện trạng môi trường tại các địa phương- nơi các học viên đang sinh sống và làm việc. Tiếp theo, khái niệm “Dấu chân sinh thái” cũng như “Lối sống sinh thái”được định nghĩa để từ đó giúp các bạn học viên thấy được tầm ảnh hưởng của lối sống, cách tiêu dùng của bản thân và của cả cộng đồng đến môi trường.
Ngoài ra, các học viên còn cùng nhau kể câu chuyện cuộc đời mình thông qua hình vẽ và màu sắc. Trong câu chuyện, các bạn cũng chia sẻ về thời điểm tiếp cận các kiến thức môi trường cũng như khi nào các bạn nhận thấy mình thực sự quan tâm đến nó và mong muốn thay đổi Lối sống để môi trường tốt đẹp hơn.
Không dừng lại ở đây, các học viên còn được trực tiếp tiếp cận với thực tiễn thông quahình thức trải nghiệm một số mô hình bền vững tại Hội An như vườn rau hữu cơ Thanh Đông, cơ sở sản xuất mỹ nghệ từ tre Taboo Bamboo…
Tại vườn Thanh Đông – vườn rau hữu cơ đầu tiên tại Hội An, các học viên đã được trao đổi trực tiếp với những bác nông dân về cách thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hơn thế nữa, các bạn còn tự đúc kết cho mình những hoạt động có thể được áp dụng sau chương trình từ những thông tin thu được tại vườn rau.
Chia sẻ các hoạt động có thể áp dụng từ thông tin thu được
Còn tại Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ tre Taboo Bamboo, các bạn đã gặp gỡ và tìm hiểu thêm về mô hình sản xuất bền vững dựa trên nguồn lực địa phương từ anh Võ Tấn Tân – chủ cơ sở. Anh Tân cũng chia sẻ về tính chất, tác dụng và những điều kì diệu mà cây tre có thể mang lại cho con người. Không những vậy, anh còn hướng dẫn các học viên trực tiếp thực hiện một sản phẩm mỹ nghệ làm từ tre.
Anh Võ Tấn Tân – chủ của Taboo Bamboo hướng dẫn các bạn học viên
Hơn thế nữa, việc gặp gỡ và trao đổi với các diễn giả và chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức tập huấn cũng giúp các bạn học viên có thêm được những kiến thức về các phương pháp mới, thiết thực hơn trong việc áp dụng vào trong chính cộng đồng của mình.
Trong khóa tập huấn, cáchọc viên được tiếp cận với “Mô hình vòng xoáy thay đổi hành vi”. Đây là một lý thuyết mới và vô cùng hữu ích giúp các bạn trẻ có thể áp dụng trong việc tổ chức các buổi tập huấn về Lối sống sinh thái sau này của mình. Lý thuyết này được giới thiệu bởi chị Đặng Hương Giang, giám đốc Trung Tâm Hành Động Vì Sự Phát Triển Đô Thị (ACCD). Với bề dày kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cộng đồng, chị Giang đã mang tới cho các bạn một cách tiếp cận mới trong việc xây dựng bài học hướng tới sự thay đổi hành vi của người tham gia.
Ngoài ra, các học viên còn được học cũng như lắng nghe chia sẻ, góp ý từ chị Nguyễn Thùy Linh – Giám đốc Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM) trong phương pháp “Học qua trải nghiệm”. Việc xây dựng dự án hay bài giảng bằng việc áp dụng đúng quy trình thiết kế bài học sẽ giúp cho việc truyền tải thông điệp chính xác tới đối tượng mà khóa tập huấn hướng tới. Phương pháp “Học qua trải nghiệm” cũng là một phương pháp mới và dễ áp dụng trong việc đưa kiến thức Lối sống sinh thái vào trong hoạt động hay các bài giảng của các học viên trong tương lai.
Bác Mèo – trưởng nhóm nông dân tại vườn rau Thanh Đông chia sẻ về ý tưởng và quá trình xây dựng vườn rau
Kết thúc chương trình, mỗi bạn đều có trong mình những cảm xúc riêng. Anh KhổngTuấn Anh – cán bộ truyền thông Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vữngcho biết điều anh cảm thấy ấn tượng nhất trong khóa tập huấn là phương pháp mà ban tổ chức đưa ra để các bạn học viên có thể tiếp cận được. Còn anh Nguyễn Hoàng Giang – phó bí thư Đoàn trường Ngoại ngữ Đại học Quốc gia thì chia sẻ rằng anh đã có một khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ tại Hội An, những kiến thức học được thật sự thú vị và ngay khi về nhà sẽ áp dụng nó vào các hoạt động trong tương lai.
Khóa tập huấn được tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) nằm trong khuôn khổ dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam” do Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) vùng Đông Nam Á phối hợp thực hiện tại Việt Nam.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tập huấn về lối sống sinh thái dành riêng cho các tập huấn viên tại Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.