»

Thứ hai, 24/02/2025, 14:27:04 PM (GMT+7)

Sinh viên Hà Nội vượt 500 km gieo mầm xanh tại Quảng Trị

(08:57:06 AM 02/08/2017)
(Tin Môi Trường) - Khi biết Quảng Trị chịu ảnh hưởng của Formosa Hà Tĩnh, nhiều sinh viên yêu môi trường dồn tâm sức thiết kế chương trình học rèn luyện ý thức, kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ em nơi đây.

Sinh[-]viên[-]Hà[-]Nội[-]vượt[-]500[-]km[-]gieo[-]mầm[-]xanh[-]tại[-]Quảng[-]Trị

Các học viên học viết tin

Dự án Bút Xanh Quảng Trị 2017

 
Nhóm bạn trẻ cùng sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nhà báo xanh (CLB NBX), đến từ nhiều Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Văn hóa, Học viện Phụ nữ. 
 
CLB NBX tổ chức dự án Bút Xanh hàng năm cho trẻ em, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường và truyền tình yêu viết báo cho thế hệ măng non, từ năm 2013. Đến nay, dự án Bút Xanh đã thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc).
 
Để chuẩn bị cho Bút Xanh Quảng Trị 2017, 10 tình nguyện viên cùng hợp sức cập nhật thông tin mới nhất cho các bài giảng về ô nhiễm rác thải, nguồn nước và giải pháp tái chế rác thải sinh hoạt, cũng như kỹ năng viết tin, chụp ảnh và phỏng vấn.
 
Mặc dù chuẩn bị kỹ nhưng các tình nguyện viên (TNV) đều canh cánh trong lòng nỗi lo về chặng đường di chuyển đến miền Trung hơn 500km, về nơi ăn chốn ở, cũng như tình cảm của học sinh, người dân và chính quyền địa phương thôn Tài Lương, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị - nơi diễn ra dự án. “Trong số sáu tình nguyện trực tiếp giảng dạy, có bốn bạn là sinh viên năm nhất, chưa từng tham gia tình nguyện xa,” Nguyễn Thị Phương Thảo - Trưởng ban Nội dung của Dự án Bút Xanh 2017 chia sẻ. “Không chỉ các bạn tâm tư mà ngay gia đình các bạn cũng gọi điện hỏi thăm liên tục”.

Sinh[-]viên[-]Hà[-]Nội[-]vượt[-]500[-]km[-]gieo[-]mầm[-]xanh[-]tại[-]Quảng[-]Trị
Các học- viên vẽ tranh
 
Chân thành và yêu thương xóa tan nỗi lo muôn nẻo
 
Tất cả tâm tư đều giải tỏa khi các TNV nhận được sự chào đón nhiệt tình và trân trọng của chính quyền địa phương, học sinh và người dân, ngay từ buổi đầu gặp mặt đến buổi tổng kết. “Chính quyền địa phương tạo điều kiện tối đa để dự án diễn ra tốt đẹp trong bảy ngày,” ông Nguyễn Phước Khoáng, trưởng thôn Tài Lương cam kết trong lần gặp mặt đầu tiên của các tình nguyện viên tại Quảng Trị.
 
Sự cam kết cụ thể từ đại diện thôn đến học viên đã giúp những thử thách thời tiết hay ngôn ngữ vùng miền thành chuyện nhỏ. “Những ngày đầu, trời mưa rất to do Quảng Trị ảnh hưởng bão,” bạn Đặng Mỹ Linh - Điều phối viên của Dự án Bút xanh Quảng Trị 2017 nhớ lại “Chúng tôi rất bất ngờ và xúc động khi học viên không chỉ đến đầy đủ mà còn đến sớm. Dù mưa to, em Mỹ Lệ bận học thêm lúc 15h nhưng vẫn đến lớp lúc 14h để học một tiếng”. Ngoài ra, các bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc cũng chủ động học tiếng địa phương để hạn chế sự ngơ ngác của học viên khi lên lớp.
 

Sinh[-]viên[-]Hà[-]Nội[-]vượt[-]500[-]km[-]gieo[-]mầm[-]xanh[-]tại[-]Quảng[-]Trị

Các học viên trình bày ý nghĩa của bức tranh

 
Thuyết phục những người gấp đôi tuổi đời
 
Qua khó khăn thời tiết, các thành viên của CLB Nhà báo xanh còn vấp phải sự phản đối đi thực đia từ một số phụ huynh. Địa điểm tìm hiểu ô nhiễm rác thải tại biển Cửa Việt – vùng biển chịu ảnh hưởng cá chết hàng loạt hai năm trước. 
 
Nhằm giúp phụ huynh hiểu tầm quan trọng của tìm hiểu thực tế môi trường, các bạn có sáng kiến đến tận từng nhà thuyết phục, với sự hậu thuẫn tuyệt đối của các học viên.
 
Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”. “Một gia đình không muốn tiếp chúng tôi. Nhưng nhờ kiên nhẫn nên cuối cùng, mẹ một học viên đồng ý nói chuyện. Cô ấy phản đối kịch liệt chuyên ra biển”, bạn Mỹ Linh tâm sự: “Cô ấy chỉ tay lên bàn thờ và nói đã mất một cậu con trai 11 tuổi vì chết đuối. Tôi rất bàng hoàng nhưng tin mình có thể bảo vệ học viên. Tôi cam kết bảo đảm an toàn cho em và nhờ đó, cô ấy vui vẻ đồng ý”.
 
May mắn thay, toàn bộ học viên đều tham dự, đi đến nơi về đến chốn.
 
Sinh[-]viên[-]Hà[-]Nội[-]vượt[-]500[-]km[-]gieo[-]mầm[-]xanh[-]tại[-]Quảng[-]Trị
Các giải pháp bảo vệ môi trường của học viên 
  
Sau bảy ngày sống và học cùng nhau, giáo viên không chuyên và học viên của dự án đã xuất sắc đạt tất cả các mục tiêu của dự án. Đặc biệt, số học viên tăng nhanh, từ 10 em lên gấp đôi (20 em). Các học viên đã tạo ra 20 sản phẩm tái chế, 20 bức tranh và hơn 30 bản tin viết về môi trường địa phương, trong đó, 3 bản tin sẽ được đăng trên báo Thiếu niên tiền phong. Nhờ một cuộc phỏng vấn của học viên, một hộ gia đình nuôi lợn gây ô nhiễm không khí cho láng giềng đã tự nguyện lấp đất giảm mùi hôi.
 
Bên cạnh đó, một CLB Nhà báo xanh nhí được lập với sự tham gia của toàn bộ tình nguyện viên và học viên. Nhiều em nhỏ háo hức noi gương anh chị đi trước. “Từ khi tham gia dự án Bút xanh, em ước mơ trở thành nhà báo chân chính như các chị”, Nguyễn Hữu Trung Quân, học viên Dự án Bút xanh Quảng Trị 2017 chia sẻ.
 
Sự chân thành và nhiệt huyết làm báo của các học viên đã trở thành động lực để các bạn trẻ tiếp tục gieo mầm xanh. "Điểm đến mới có thể là Hà Giang", bạn Tống Minh Quyền, Trưởng ban Truyền thông CLB Nhà báo xanh cho biết.
 
 
Sinh[-]viên[-]Hà[-]Nội[-]vượt[-]500[-]km[-]gieo[-]mầm[-]xanh[-]tại[-]Quảng[-]Trị
Các hoc viên nhận chứng nhận hoàn thành khoáa học về môi trường.
MINH ANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Sinh viên Hà Nội vượt 500 km gieo mầm xanh tại Quảng Trị

  • Phạm Thu Trang (10:35:43 AM 02/08/2017)Tiêu đề

    Hoạt động rất ý nghĩa. Mong rằng các bạn TNV vẫn tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động như thế này cho các em nhỏ.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sinh viên Hà Nội vượt 500 km gieo mầm xanh tại Quảng Trị

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI