Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Sinh viên ăn chay vì môi trường
(08:23:47 AM 13/02/2012)Xu hướng ăn chay trong giới sinh viên
Hiện nay không chỉ có những người theo tín ngưỡng tôn giáo mới ăn chay mà xu hướng ăn chay mới đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới với nhiều đối tượng khác nhau – xu hướng ăn chay trên cơ sở kiến thức khoa học. Ăn chay không những có thể đảm bảo dinh dưỡng cho con người mà còn làm giảm bệnh tật, cơ thể thon gọn và tâm hồn thanh thoát hơn.
Ở Việt Nam đang ngày càng có nhiều người ăn chay, đặc biệt là giới sinh viên. Không chỉ có các Phật tử hay những người theo quan niệm truyền thống vào mùng một, ngày rằm mới ăn chay mà các bạn trẻ được trang bị những hiểu biết khoa học, họ nhận ra ăn chay là một nếp sống lành mạnh.
Các món ăn chay tốt cho sức khỏe
Từ năm 2010, ý tưởng “Ăn chay vì môi trường” được bạn Đỗ Thị Thu Trang – sinh viên Cao học thuộc chương trình Cao học Quốc tế Huế – Okayama và các sứ giả xanh của Diễn đàn “Thanh niên và phát triển bền vững” khởi xướng đã tạo nên một chiến dịch rộng rãi trong cả nước. Mục đích của Chiến dịch “Ăn chay vì môi trường” là phổ biến lợi ích của việc ăn chay đến người dân và tạo nên thói quen ăn chay trong cộng đồng. Chỉ cần mọi người mỗi tuần ăn chay một ngày hay mỗi ngày ăn chay một buổi sẽ tạo nên hiệu quả tích cực chống lại việc biến đổi khí hậu toàn cầu như phương châm của chiến dịch: “Ăn chay, sống xanh, cứu trái đất”.
Tại sao ăn chay lại góp phần bảo vệ môi trường?
Theo các nhà khoa học, ngành chăn nuôi gia súc lấy thịt thải ra lượng khí nhà kính nhiều nhất, hơn toàn bộ lượng khí thải của các phương tiện giao thông vận tải hoạt động trên thế giới như ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay… gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất. Hơn nữa, ngành chăn nuôi gia súc lấy thịt phải sử dụng rất nhiều nước trong quá trình chăn nuôi sau đó thải ra môi trường gây ô nhiễm.
Một quán ăn chay ở làng Đại học Thủ Đức, TP.HCM
Chị Nguyễn Thị Hồng Xanh, chủ quán cơm chay gần Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cho biết: “Quán mới mở được hơn một năm nhưng đã thu hút được rất nhiều bạn sinh viên đến ăn vì các món ăn ngon, an toàn mà lại chỉ bằng một nửa so với giá một suất cơm mặn. Chúng tôi nhắm đến đối tượng sinh viên trí thức vì các bạn có nhiều hiểu biết về lợi ích của việc ăn chay. Hơn nữa các bạn còn trẻ, tập quán ăn mặn chưa sâu nên có thể dễ thay đổi hơn người già”. Theo tìm hiểu của chúng tôi các quán cơm chay trên địa bàn TP.HCM và các vùng lân cận mọc lên khá nhiều, như ở khu vực Đại học Quốc gia TP.HCM hay khu vực đại học Bình Dương.
Ăn chay đang trở thành một xu hướng ẩm thực tích cực cần được phổ biến trong cộng đồng vì lợi ích cho sức khỏe và bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Chiến dịch “Ăn chay vì môi trường” được phát động dưới sự bảo trợ của Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn Vietnam). Được phát động đầu tháng 10/2010, và đạt giải "Sáng kiến sống xanh hay nhất" ,đến nay chiến dịch đang duy trì ăn chay cố định vào một ngày trong tháng ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)